Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Cồ Huy Lệ
- Tên đề luận án tiến sĩ: “Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
- Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
- Họ tên NCS: Cồ Huy Lệ
- Mã số: 9340410
- Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Mai Thanh Lan
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thanh Hải
- Những đóng góp mới của luận án
6.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
- Hệ thống hóa, xây dựng và làm rõ khung lý luận về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấp tỉnh bao gồm: Lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: khái niệm, đặc điểm, trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nguồn nhân lực trình độ cao: khái niệm, đặc điểm, những yêu cầu và mối quan hệ của nguồn nhân lực trình độ cao với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấp tỉnh); lý luận về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấp tỉnh (3 tiêu chí phát triển: Phát triển theo quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nguồn nhân lực trình độ cao với các hoạt động giáo dục, đào tạo, thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đạt được 3 tiêu chí phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Đánh giá phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấp tỉnh).
- Nghiên cứu, nhận diện, phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cấp tỉnh làm cơ sở để xây dựng mô hình định lượng nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cấp tỉnh với 01 biến phụ thuộc (phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cấp tỉnh), 05 biến độc lập (nhân tố Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực cấp Trung ương; nhân tố Giáo dục, đào tạo; nhân tố Kinh tế; nhân tố Lực lượng lao động; nhân tố Khoa học công nghệ) và đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu 01 biến kiểm soát là Ngành sản xuất nhằm kiểm tra sự khác biệt trong kết quả phát triển nguồn nhân lực trình độ cao về quy mô, về chất lượng và về cơ cấu theo tiếp cận quản lý kinh tế. Theo đó, 05 giả thuyết nghiên cứu (từ H1 – H5) được thiết lập để xây dựng mô hình định lượng.
6.2. Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
- Phân tích rõ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nam Định, xác định được trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nam Định năm 2019 đạt 72,2 điểm %. Xác định các yêu cầu nguồn nhân lực trình độ cao cần phát triển, bổ sung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nam Định giai đoạn 2015 – 2019; phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định (thực trạng các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định về quy mô, về chất lượng và về cơ cấu; thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định: tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, thu hút, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định để đạt được các mục tiêu trong giai đoạn 2015-2019; Đánh giá phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2019).
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng, xây dựng và thiết lập được phương trình hồi quy tuyến tính đo lường mức độ tác động của các biến độc lập (các nhân tố) đến biến phụ thuộc (phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định) là: PTNNL = 0,428.GD + 0,363.LD + 0,252.KT + 0,210. CN + 0,185. QL + 0,127.nganh. Đánh giá, phân tích, thảo luận mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý nhân lực của tỉnh Nam Định có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để phục vụ quản lý nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030.
- Đánh giá những thành công và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định, trong đó hạn chế gồm: (i) Hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao nhằm gia tăng quy mô nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định; (ii) Hạn chế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định; (iii) Hạn chế về đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp của tỉnh Nam Định; (iv) Hạn chế về quản lý phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định. Đồng thời luận án cũng đã chỉ ra 06 nguyên nhân gây ra những hạn chế, tồn tại đó.
6.3. Những đề xuất mới về giải pháp và kiến nghị
- Luận án đã nêu các quan điểm, mục tiêu và phương hướng của tỉnh Nam Định trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao; nêu ra một số dự báo chung về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nam Định; dự báo NNL trình độ cao cần bổ sung, phát triển trong quá trình CNH-HĐH của tỉnh Nam Định đến năm 2030 để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030.
- Đề xuất 05 nhóm giải pháp và 03 kiến nghị có cơ sở thực tiễn, khả thi nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030 bao gồm:
- 5 nhóm giải pháp: (i) Nhóm giải pháp phát triển nhằm tăng trưởng về quy mô nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định; (ii) Nhóm giải pháp phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định; (iii) Nhóm giải pháp phát triển phù hợp cơ cấu nguồn nhân lực trình độ cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nam Định; (iv) Nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định; (v) Nhóm giải pháp về quan điểm, đường lối lãnh đạo của tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.
- 03 kiến nghị về mặt quản lý vĩ mô về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao với Chính phủ, với Bộ Giáo dục và đào tạo, với Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của tỉnh Nam Định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030.