Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Khúc Đại Long
1. Tên đề tài luận án: Phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản của Việt Nam
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Khúc Đại Long
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Khúc Đại Long
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển thương hiệu nói chung và làm rõ hơn tiếp cận về thương hiệu tập thể và những đặc điểm của thương hiệu tập thể đặt trong bối cảnh khai thác thương mại các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án đã xác định được các nội hàm và nội dung của hoạt động phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản của Việt Nam bao gồm: Phát triển nhận thức về thương hiệu tập thể; Phát triển giá trị cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu tập thể; Gia tăng mức độ bao quát của thương hiệu tập thể. Các nội dung này sẽ được thực hiện dựa trên nền tảng của các hoạt động tạo lập và xây dựng thương hiệu trước đó, cụ thể là một số hoạt động như: Nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài; Hoạch định chiến lược thương hiệu, Thiết kế thương hiệu, Định vị và quảng bá thương hiệu. Sau khi đã hình thành được bản sắc thương hiệu, các nhóm hoạt động phát triển thương hiệu sẽ được kích hoạt nhằm hướng đến mục tiêu gia tăng sức mạnh và khả năng bao quát của thương hiệu tập thể trên thị trường, làm cho thương hiệu mạnh hơn cả về giá trị kinh tế và khả năng chi phối thị trường, gia tăng uy tín và những cảm nhận tốt đẹp gắn với các sản phẩm mang thương hiệu trong tâm trí khách hàng và công chúng. Kết quả của nhóm hoạt động phát triển thương hiệu này làm cho thương hiệu gia tăng được năng lực dẫn dắt thị trường mục tiêu và khả năng chi phối của thương hiệu đối với hành vi tiêu dùng, đồng lợi mang lại những lợi ích kỳ vọng cho các thành viên trong liên kết tập thể.
Luận án đã nghiên cứu những kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển thương hiệu tập thể cho một số nông sản để rút ra bài học có thể tham khảo, gợi ý hoàn thiện nội dung phát triển thương hiệu trái cây đặc sản của Việt Nam trong đó nhấn mạnh mối liên kết giữa các thành viên trong tổ chức tập thể, các vấn đề liên quan đến kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ chống sa sút thương hiệu.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án phân tích và phản ánh một cách sâu sắc về thực trạng phát triển thương hiệu tập thể của trái cây Việt Nam đặc sản nói chung và một số loại trái cây điển hình nói riêng, đồng thời phân tích ưu nhược điểm của các mô hình phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản tại Việt Nam hiện nay; phân tích quá trình quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ các thương hiệu tập thể đối với trái cây đặc sản Việt Nam trong thời gian qua. Đánh giá những thành công và mặt hạn chế của hoạt động phát triển thương hiệu trái cây đặc sản của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều trái cây đặc sản địa của Việt Nam đã bước đầu khẳng định được chất lượng, danh tiếng và đang từng bước xây dựng được thương hiệu cho mình. Chính quyền nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trái cây đặc sản ở địa phương mình. Hoạt động truyền thông về thương hiệu trái cây đặc sản cũng liên tục được đầu tư, tăng cường và tiến hành đa dạng trên nhiều phương tiện. Bên cạnh đó, trái cây đặc sản Việt Nam trong cũng đã có bước cải tiến rõ rệt về chất lượng. Nhiều vùng sản xuất trái cây theo chuỗi giá trị liên kết, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được triển khai đúng hướng. Bắt đầu có những địa phương quan tâm đến việc phát triển thương hiệu cho nhiều sản phẩm chế biến từ trái cây đặc sản. Ngoài ra, Các địa phương cũng đang nhận được sự hỗ trợ tích cực của các đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước và Chính phủ thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp và địa phương.
Bên cạnh những thành công đó, các nỗ lực phát triển thương hiệu tập thể trái cây đặc sản Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể: Hiện nay, nhiều địa phương mới chỉ hoàn thành việc xác lập quyền, trong khi cơ chế và các thao tác quản lý chưa được thiết lập hoặc nếu có thì cũng chưa hoạt động hiệu quả; Các yếu tố nhận biết và phân biệt trái cây đặc sản Việt Nam chưa được triển khai hiểu quả và đồng bộ ở nhiều khu vực thị trường; Vấn đề bảo vệ, chống sa sút thương hiệu chưa được triển khai hiệu quả; Chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng đảm bảo đối với trái cây đặc sản; Chưa xác định được quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng của các thành viên tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể; Hoạt động liên kết tập thể, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ chưa được áp dụng trên phạm vi rộng và triển khai hiệu quả; Giá trị thương hiệu của trái cây đặc sản Việt Nam chưa được cải thiện đáng kể đặc biệt là các giá trị gia tăng từ trái cây đặc sản Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá trên, luận án đã đưa ra những quan điểm định hướng phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030, điển hình là: (1) Các giải pháp phát triển thương hiệu tập thể cần được thực hiện dựa trên cơ sở các định hướng phát triển ngành nông nghiệp nói chung và trái cây đặc sản nói riêng của Nhà nước được cụ thể hóa bằng những nghị định, thông tư và các chương trình hành động; (2) Cần có định hướng chiến lược cũng như hoạch định các mục tiêu và nội dung hoạt động trong tương lai đối với thương hiệu tập thể; (3) Xác định rõ chủ thể sở hữu và quản lý đối với thương hiệu tập thể; (4) Thể hiện sự minh bạch, rõ ràng sự phân cấp quản lý trong sử dụng và khai thác đối với thương hiệu tập thể; (5) Thể hiện được ý chí và quyết tâm của mọi chủ thể trong phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản Việt Nam; (6) Theo đuổi mục tiêu tạo dựng chất lượng cảm nhận đối với các chỉ dẫn địa lý gắn với trái cây đặc sản và chú trọng đến hoạt động bảo vệ thương hiệu.
Luận án đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển thương cho trái cây đặc sản Việt Nam theo tiếp cận của chiến lược thương hiệu giai đoạn đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. Một số giải pháp chính mà luận án hướng tới là: (1) Lựa chọn mô hình phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản phù hợp với điều kiện sản xuất, canh tác của địa phương; (2) Nâng cao chất lượng sản phẩm và nhận thức về thương hiệu tập thể trái cây đặc sản Việt Nam; (3) Tăng cường các hoạt động truyền thông và phát triển các liên kết thương hiệu tập thể; (4) Tăng cường quản lý bảo vệ thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại. Những kiến nghị trong luận án được tập trung vào nội dung hoàn thiện quản lý nhà nước cho hoạt động phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần giải quyết những khó khăn và thách thức của các địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho trái cây đặc sản của mình. Từ đó, gia tăng giá trị của các sản phẩm đặc sản này, mang lại nguồn lợi về kinh tế và xã hội cho người nông dân, các doanh nghiệp và địa phương cũng như toàn ngành nông nghiệp Việt Nam.
Toàn văn luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển thương hiệu nói chung và làm rõ hơn tiếp cận về thương hiệu tập thể và những đặc điểm của thương hiệu tập thể đặt trong bối cảnh khai thác thương mại các sản phẩm nông sản đặc sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án đã xác định được các nội hàm và nội dung của hoạt động phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản của Việt Nam bao gồm: Phát triển nhận thức về thương hiệu tập thể; Phát triển giá trị cảm nhận của khách hàng đối với thương hiệu tập thể; Gia tăng mức độ bao quát của thương hiệu tập thể. Các nội dung này sẽ được thực hiện dựa trên nền tảng của các hoạt động tạo lập và xây dựng thương hiệu trước đó, cụ thể là một số hoạt động như: Nghiên cứu, phân tích môi trường bên trong, bên ngoài; Hoạch định chiến lược thương hiệu, Thiết kế thương hiệu, Định vị và quảng bá thương hiệu. Sau khi đã hình thành được bản sắc thương hiệu, các nhóm hoạt động phát triển thương hiệu sẽ được kích hoạt nhằm hướng đến mục tiêu gia tăng sức mạnh và khả năng bao quát của thương hiệu tập thể trên thị trường, làm cho thương hiệu mạnh hơn cả về giá trị kinh tế và khả năng chi phối thị trường, gia tăng uy tín và những cảm nhận tốt đẹp gắn với các sản phẩm mang thương hiệu trong tâm trí khách hàng và công chúng. Kết quả của nhóm hoạt động phát triển thương hiệu này làm cho thương hiệu gia tăng được năng lực dẫn dắt thị trường mục tiêu và khả năng chi phối của thương hiệu đối với hành vi tiêu dùng, đồng lợi mang lại những lợi ích kỳ vọng cho các thành viên trong liên kết tập thể.
Luận án đã nghiên cứu những kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển thương hiệu tập thể cho một số nông sản để rút ra bài học có thể tham khảo, gợi ý hoàn thiện nội dung phát triển thương hiệu trái cây đặc sản của Việt Nam trong đó nhấn mạnh mối liên kết giữa các thành viên trong tổ chức tập thể, các vấn đề liên quan đến kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ chống sa sút thương hiệu.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án phân tích và phản ánh một cách sâu sắc về thực trạng phát triển thương hiệu tập thể của trái cây Việt Nam đặc sản nói chung và một số loại trái cây điển hình nói riêng, đồng thời phân tích ưu nhược điểm của các mô hình phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản tại Việt Nam hiện nay; phân tích quá trình quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ các thương hiệu tập thể đối với trái cây đặc sản Việt Nam trong thời gian qua. Đánh giá những thành công và mặt hạn chế của hoạt động phát triển thương hiệu trái cây đặc sản của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiều trái cây đặc sản địa của Việt Nam đã bước đầu khẳng định được chất lượng, danh tiếng và đang từng bước xây dựng được thương hiệu cho mình. Chính quyền nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tiến hành đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ trái cây đặc sản ở địa phương mình. Hoạt động truyền thông về thương hiệu trái cây đặc sản cũng liên tục được đầu tư, tăng cường và tiến hành đa dạng trên nhiều phương tiện. Bên cạnh đó, trái cây đặc sản Việt Nam trong cũng đã có bước cải tiến rõ rệt về chất lượng. Nhiều vùng sản xuất trái cây theo chuỗi giá trị liên kết, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế đã được triển khai đúng hướng. Bắt đầu có những địa phương quan tâm đến việc phát triển thương hiệu cho nhiều sản phẩm chế biến từ trái cây đặc sản. Ngoài ra, Các địa phương cũng đang nhận được sự hỗ trợ tích cực của các đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước và Chính phủ thông qua các chương trình hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp và địa phương.
Bên cạnh những thành công đó, các nỗ lực phát triển thương hiệu tập thể trái cây đặc sản Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể: Hiện nay, nhiều địa phương mới chỉ hoàn thành việc xác lập quyền, trong khi cơ chế và các thao tác quản lý chưa được thiết lập hoặc nếu có thì cũng chưa hoạt động hiệu quả; Các yếu tố nhận biết và phân biệt trái cây đặc sản Việt Nam chưa được triển khai hiểu quả và đồng bộ ở nhiều khu vực thị trường; Vấn đề bảo vệ, chống sa sút thương hiệu chưa được triển khai hiệu quả; Chưa xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng đảm bảo đối với trái cây đặc sản; Chưa xác định được quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng của các thành viên tham gia sử dụng nhãn hiệu tập thể; Hoạt động liên kết tập thể, hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ chưa được áp dụng trên phạm vi rộng và triển khai hiệu quả; Giá trị thương hiệu của trái cây đặc sản Việt Nam chưa được cải thiện đáng kể đặc biệt là các giá trị gia tăng từ trái cây đặc sản Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá trên, luận án đã đưa ra những quan điểm định hướng phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030, điển hình là: (1) Các giải pháp phát triển thương hiệu tập thể cần được thực hiện dựa trên cơ sở các định hướng phát triển ngành nông nghiệp nói chung và trái cây đặc sản nói riêng của Nhà nước được cụ thể hóa bằng những nghị định, thông tư và các chương trình hành động; (2) Cần có định hướng chiến lược cũng như hoạch định các mục tiêu và nội dung hoạt động trong tương lai đối với thương hiệu tập thể; (3) Xác định rõ chủ thể sở hữu và quản lý đối với thương hiệu tập thể; (4) Thể hiện sự minh bạch, rõ ràng sự phân cấp quản lý trong sử dụng và khai thác đối với thương hiệu tập thể; (5) Thể hiện được ý chí và quyết tâm của mọi chủ thể trong phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản Việt Nam; (6) Theo đuổi mục tiêu tạo dựng chất lượng cảm nhận đối với các chỉ dẫn địa lý gắn với trái cây đặc sản và chú trọng đến hoạt động bảo vệ thương hiệu.
Luận án đã đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển thương cho trái cây đặc sản Việt Nam theo tiếp cận của chiến lược thương hiệu giai đoạn đến 2025 và tầm nhìn đến 2030. Một số giải pháp chính mà luận án hướng tới là: (1) Lựa chọn mô hình phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản phù hợp với điều kiện sản xuất, canh tác của địa phương; (2) Nâng cao chất lượng sản phẩm và nhận thức về thương hiệu tập thể trái cây đặc sản Việt Nam; (3) Tăng cường các hoạt động truyền thông và phát triển các liên kết thương hiệu tập thể; (4) Tăng cường quản lý bảo vệ thương hiệu và các hoạt động xúc tiến thương mại. Những kiến nghị trong luận án được tập trung vào nội dung hoàn thiện quản lý nhà nước cho hoạt động phát triển thương hiệu tập thể cho trái cây đặc sản từ phía Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, địa phương.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần giải quyết những khó khăn và thách thức của các địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho trái cây đặc sản của mình. Từ đó, gia tăng giá trị của các sản phẩm đặc sản này, mang lại nguồn lợi về kinh tế và xã hội cho người nông dân, các doanh nghiệp và địa phương cũng như toàn ngành nông nghiệp Việt Nam.
Toàn văn luận án