Luận án của nghiên cứu sinh Lê Thị Bình
- Tên đề tài luận án: “Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững”
- Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
- Mã số: 9310110
- Họ tên NCS: Lê Thị Bình
- Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Thị Tú
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Hoàng Văn Thành
- Những đóng góp mới của luận án:
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án xác lập khái niệm QLNN về PTDLBV cấp địa phương; Xây dựng được khung lý thuyết về nội dung và tiêu chí đánh giá QLNN đối với PTDLBV ở địa phương cấp tỉnh; Xây dựng được khung lý thuyết về nội dung và hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV và sử dụng để khảo sát, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, luận án nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về PTDLBV ở một số địa phương trong và ngoài nước có đặc điểm tương đồng để rút ra được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa trong QLNN về PTDLBV. Luận án đã đánh giá được thực trạng PTDLBV của tỉnh Thanh Hóa theo 03 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường đồng thời đánh giá được thực trạng nội dung QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV nhằm tìm ra những nguyên nhân của các hạn chế trong QLNN của của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua các tiêu chí đánh giá.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Từ những kết quả nghiên cứu, luận án đã dựa vào các quan điểm, định hướng tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, tác giả đưa ra 07 nhóm giải pháp: 1) Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với PTDLBV; (2) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển thị trường du lịch của tỉnh Thanh Hóa; (3) Tăng cường phối hợp liên ngành; (4) Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, thúc đẩy áp dụng đồng bộ công nghệ trong hoạt động du lịch và quản lý du lịch; (5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch; (6) Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ TNDL, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm và (7) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về PTDLBV. Bên cạnh các giải pháp, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV trong thời gian tới.