Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Ngọc Hải
1. Tên đề luận án tiến sĩ: “Phân bổ và cấp phát sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Lai Châu”
2. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
3. Họ tên NCS: Nguyễn Ngọc Hải
4. Mã số: 934.02.01
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: GS.TS Đinh Văn Sơn
Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Thị Minh Hạnh
2. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
3. Họ tên NCS: Nguyễn Ngọc Hải
4. Mã số: 934.02.01
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: GS.TS Đinh Văn Sơn
Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Thị Minh Hạnh
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
+ Bổ sung làm rõ nội hàm cơ sở lý luận về quy trình phân bổ và cấp phát sử dụng (PB&CPSD) vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cho các dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng cơ bản (XDCB). Xác lập nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến PB&CPSD vốn NSNN cho DAĐT XDCB tại một địa phương cấp tỉnh.
+ Phát triển mô hình nghiên cứu của Balassi, trong đó có bổ sung 2 yếu tố là “năng lực của bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh” và “mức độ tuân thủ quy định chính sách pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng tham gia dự án”.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
+ Phân tích thực trạng PB&CPSD vốn NSNN cho DAĐT XDCB của tỉnh Lai Châu theo nội dung quản lý, tiêu chí đánh giá, chỉ ra ba kết quả đạt được, bốn hạn chế trong hoạt động PB&CPSD vốn NSNN của tỉnh. Trong đó, “chưa xác định được thứ tự ưu tiên trong hệ thống mục tiêu kế hoạch” dẫn đến công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB còn chậm là một hạn chế, vướng mắc cơ bản mà tỉnh Lai Châu cần tập trung, giải quyết trong thời gian tới.
+ Từ kết quả nghiên cứu định lượng, luận án cho thấy có sáu yếu tố tác động đến hoạt động PB&CPSD vốn NSNN cho DAĐT XDCB tại tỉnh Lai Châu và sắp xếp thứ tự các yếu tố theo mức độ tác động tự từ cao đến thấp đó là: hệ thống pháp luật, môi trường bên ngoài, nguồn vốn thực hiện dự án, tính tuân thủ quy định pháp luật, năng lực bộ máy quản lý nhà nước và năng lực các bên tham gia dự án.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Đề xuất năm nhóm giải pháp đối với tỉnh Lai Châu và bốn kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan. Trong đó một số giải pháp trọng tâm đó là: Hoàn thiện cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh chặt chẽ, phù hợp thực tế; nâng cao khả năng tự cân đối ngân sách địa phương và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
Toàn văn luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
+ Bổ sung làm rõ nội hàm cơ sở lý luận về quy trình phân bổ và cấp phát sử dụng (PB&CPSD) vốn ngân sách nhà nước (NSNN) cho các dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng cơ bản (XDCB). Xác lập nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng đến PB&CPSD vốn NSNN cho DAĐT XDCB tại một địa phương cấp tỉnh.
+ Phát triển mô hình nghiên cứu của Balassi, trong đó có bổ sung 2 yếu tố là “năng lực của bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh” và “mức độ tuân thủ quy định chính sách pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng tham gia dự án”.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
+ Phân tích thực trạng PB&CPSD vốn NSNN cho DAĐT XDCB của tỉnh Lai Châu theo nội dung quản lý, tiêu chí đánh giá, chỉ ra ba kết quả đạt được, bốn hạn chế trong hoạt động PB&CPSD vốn NSNN của tỉnh. Trong đó, “chưa xác định được thứ tự ưu tiên trong hệ thống mục tiêu kế hoạch” dẫn đến công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB còn chậm là một hạn chế, vướng mắc cơ bản mà tỉnh Lai Châu cần tập trung, giải quyết trong thời gian tới.
+ Từ kết quả nghiên cứu định lượng, luận án cho thấy có sáu yếu tố tác động đến hoạt động PB&CPSD vốn NSNN cho DAĐT XDCB tại tỉnh Lai Châu và sắp xếp thứ tự các yếu tố theo mức độ tác động tự từ cao đến thấp đó là: hệ thống pháp luật, môi trường bên ngoài, nguồn vốn thực hiện dự án, tính tuân thủ quy định pháp luật, năng lực bộ máy quản lý nhà nước và năng lực các bên tham gia dự án.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Đề xuất năm nhóm giải pháp đối với tỉnh Lai Châu và bốn kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan. Trong đó một số giải pháp trọng tâm đó là: Hoàn thiện cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh chặt chẽ, phù hợp thực tế; nâng cao khả năng tự cân đối ngân sách địa phương và nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
Toàn văn luận án