Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Diễm Kiều
1. Tên đề tài luận án: “Đẩy mạnh marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Định”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Diễm Kiều
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Phạm Thúy Hồng
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Đinh Văn Thành
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Diễm Kiều
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Phạm Thúy Hồng
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Đinh Văn Thành
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án đã chỉ ra được những khoảng trống trong nghiên cứu, để từ đó tác giả xác định được đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm vận dụng lý thuyết marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội tại một địa phương.
Luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về marketing địa phương đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội nhằm cung cấp một nền tảng nghiên cứu về marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại một địa phương. Đây là những lý luận cơ bản về marketing địa phương được ứng dụng vào việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương ở Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu của luận án có thể được vận dụng vào thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự như Bình Định, từ đó có những phát hiện kịp thời để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những tồn đọng, yếu kém giúp địa phương đó phát triển.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Từ những kinh nghiệm marketing địa phương ở các tỉnh và thành phố tại Việt Nam, luận án rút ra các bài học có giá trị áp dụng cho Bình Định nói riêng và các địa phương khác của Việt Nam nói chung.
Qua việc tiến hành điều tra khảo sát và điều tra xã hội học tổng thể trên địa bàn của Bình Định, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn cho nội dung marekting địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Bình Định.
Luận án đã xem xét và đánh giá tổng thể về thực trạng của marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Bình Định trong những năm gần đây, những cơ hội và thách thức cho Bình Định trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chính của những hạn chế việc markting địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Bình Định hiện nay; đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Bình Định; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến việc thực hiện marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định ,để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn..
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp để đẩy mạnh marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định bao gồm: Nhóm giải pháp về đánh giá hiện trạng marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, về xác định tầm nhìn và mục tiêu marketing, về thiết kế chiến lược marketing địa phương mục tiêu, về công cụ marketing hỗn hợp. về thực hiện, kiểm tra và đánh giá marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Kết quả của luận án gợi ý cho chính quyền địa phương tại Bình Định nói riêng và các địa phương khác tại Việt Nam để xây dựng chính sách, kế hoạch marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho địa phương mình, là tài liệu tham khảo quan trọng cho các lãnh đạo doanh nghiệp đang tiến hành đầu tư tại địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trong thời gian tới.
Toàn văn luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Thông qua tổng quan những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án đã chỉ ra được những khoảng trống trong nghiên cứu, để từ đó tác giả xác định được đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu nhằm vận dụng lý thuyết marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội tại một địa phương.
Luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về marketing địa phương đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội nhằm cung cấp một nền tảng nghiên cứu về marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại một địa phương. Đây là những lý luận cơ bản về marketing địa phương được ứng dụng vào việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương ở Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu của luận án có thể được vận dụng vào thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương tự như Bình Định, từ đó có những phát hiện kịp thời để đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những tồn đọng, yếu kém giúp địa phương đó phát triển.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Từ những kinh nghiệm marketing địa phương ở các tỉnh và thành phố tại Việt Nam, luận án rút ra các bài học có giá trị áp dụng cho Bình Định nói riêng và các địa phương khác của Việt Nam nói chung.
Qua việc tiến hành điều tra khảo sát và điều tra xã hội học tổng thể trên địa bàn của Bình Định, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn cho nội dung marekting địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Bình Định.
Luận án đã xem xét và đánh giá tổng thể về thực trạng của marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội của Bình Định trong những năm gần đây, những cơ hội và thách thức cho Bình Định trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chính của những hạn chế việc markting địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Bình Định hiện nay; đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tại Bình Định; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến việc thực hiện marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định ,để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn..
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp để đẩy mạnh marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định bao gồm: Nhóm giải pháp về đánh giá hiện trạng marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội, về xác định tầm nhìn và mục tiêu marketing, về thiết kế chiến lược marketing địa phương mục tiêu, về công cụ marketing hỗn hợp. về thực hiện, kiểm tra và đánh giá marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Kết quả của luận án gợi ý cho chính quyền địa phương tại Bình Định nói riêng và các địa phương khác tại Việt Nam để xây dựng chính sách, kế hoạch marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho địa phương mình, là tài liệu tham khảo quan trọng cho các lãnh đạo doanh nghiệp đang tiến hành đầu tư tại địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trong thời gian tới.
Toàn văn luận án