Luận án của nghiên cứu sinh Vũ Thị Yến
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Họ tên NCS: Vũ Thị Yến
Mã NCS: 16BD0410007
4. Mã số: 934.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Bùi Hữu Đức
Hướng dẫn 2: TS. Chu Thị Thủy
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Về học thuật, lý luận
(i) Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ tạo việc làm (CSHTTVL) cho người lao động (NLĐ) nói chung, và NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước nói riêng. Đồng thời, xây dựng khung lý thuyết về CSHTTVL cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước.
(ii) Đề tài đã xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá kết quả và tác động của các CSHTTVL cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước.
(iii) Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra và làm rõ các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc xây dựng và triển khai các CSHTTVL cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước.
6.2. Về thực tiễn
(i) Luận án nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về CSHTTVL cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, làm căn cứ để các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xây dựng mô hình các CSHTTVL phù hợp cho người lao động Việt Nam (NLĐVN) đi làm việc ở nước ngoài khi về nước.
(ii) Dựa vào khung lý thuyết đã được lập, đề tài đã phân tích thực trạng triển khai CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước tại 05 địa phương khảo sát là các tỉnh: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định và chỉ rõ những hạn chế trong quá trình triển khai các chính sách này vào thực tế, và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
(iii) Đề tài đã xây dựng mô hình khung đánh giá tác động của các CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước. Kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn chỉ ra: các CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước có tác động tích cực đến kết quả tìm kiếm việc làm bền vững cho NLĐ sau khi trở về nước có thụ hưởng CSHTTVL; đồng thời các CSHTTVL cũng có tác động thuận chiều làm tăng thu nhập của
NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước; và có tác động tích cực, làm giảm tỷ lệ NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn-không về nước đúng thời hạn.
(iv) Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá thực trạng CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước tại các địa phương khảo sát, luận án đã đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện các CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước. Các giải pháp về đề xuất của đề tài có tính khả thi, và phù hợp với tình hình cũng như bối cảnh chung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.
6.3. Về giải pháp
Trên cơ sở khung lý luận cơ bản, thực trạng CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, bối cảnh và định hướng đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của Việt Nam, quan điểm và phương hướng hoàn thiện CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể là:
(i) Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường lao động; (ii) Hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi; (iii) Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề và đào tạo lại; (iv) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh. Trong đó, mỗi nhóm giải pháp đều chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể tham gia vào quá trình hoạch định và triển khai chính sách, bao gồm: cơ quan quản lý nhà nước Trung ương, cơ quan quản lý nhà nước địa phương; (v) Các giải
pháp khác, bao gồm: giải pháp tăng cường kết nối giữa các chủ thể quản lý nhà nước với các tổ chức, đơn vị có liên quan khi xây dựng và thực thi các CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước; và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chính phủ điện tử trong quá trình triển khai CSHTTVL cho NLĐVN khi về nước.
Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các chủ thể bao gồm:doanh nghiệp xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp khác và người lao động,...
Toàn văn luận án