Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Đặng Thị Minh Nguyệt
1. Tên đề tài luận án: “Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Đặng Thị Minh Nguyệt
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Nguyễn Thị Mùi
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Đặng Thị Minh Nguyệt
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Nguyễn Thị Mùi
6. Những đóng góp mới của luận án:
* Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Tổng hợp và luận giải rõ hơn nguồn lực kinh doanh và hiệu quả kinh doanh (HQKD), mối quan hệ giữa nguồn lực với HQKD của ngân hàng thương mại (NHTM). Trên cơ sở đó, luận án xác lập 06 nhóm chỉ tiêu đánh giá HQKD, trong đó có 04 nhóm đánh giá dựa trên các nguồn lực kinh doanh của NHTM, đó là: hiệu quả vốn, hiệu quả tài sản, hiệu quả lao động và hiệu quả chi phí; lựa chọn mô hình lý thuyết phân tích HQKD và mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của NHTM, chọn các biến đưa vào các mô hình cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại NHTM Việt Nam.
Đúc rút được 05 bài học trong quản trị điều hành nhằm nâng cao HQKD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) từ kinh nghiệm của các NHTM trong nước và ngân hàng nước ngoài.
Đúc rút được 05 bài học trong quản trị điều hành nhằm nâng cao HQKD của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) từ kinh nghiệm của các NHTM trong nước và ngân hàng nước ngoài.
* Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Tổng hợp: (i) Kết quả phân tích các chỉ tiêu tài chính từ nguồn thông tin, số liệu thứ cấp; (ii) Kết quả phân tích hiệu quả kỹ thuật theo mô hình DEA được thực hiện với ba biến đầu vào (đại diện cho 03 nhóm nguồn lực chính: Tài lực, vật lực, nhân lực) và 01 biến đầu ra (gắn với hoạt động sử dụng vốn: Dư nợ tín dụng); (iii) Kết quả kiểm định từ mô hình hồi qui Tobit và mô hình hồi qui biến phụ thuộc ROA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sinh lời của VietinBank trong giai đoạn 2005 – 2015; (iv) Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia và khảo sát tại 45 chi nhánh cho thấy: (1) HQKD của VietinBank đã có những biến chuyển tích cực nhưng chưa xứng với tiềm lực và uy tín của Ngân hàng; (2) Việc đầu tư cho cơ sở vật chất công nghệ thời gian qua của VietinBank, xét trong dài hạn, là đúng hướng, góp phần làm tăng HQKD; và (3) VietinBank nên xem xét và thận trọng khi sử dụng chiến lược tăng qui mô (vốn, huy động, cho vay) để tăng HQKD.
* Những đóng góp mới về giải pháp và kiến nghị
Luận án đề xuất 03 nhóm giải pháp: (i) Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh doanh; (ii) Nâng cao năng lực hoạt động và (iii) Các giải pháp hỗ trợ. Trong đó có những giải pháp điển hình như: xây dựng qui mô vốn hợp lý và hiệu quả, nâng cao năng lực quản trị sự thay đổi, giải quyết tốt bài toán thu nhập và chi phí, xây dựng chiến lược kinh doanh chủ động và dự phòng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo tính chuyên nghiệp và văn hóa kinh doanh…. Ngoài ra, luận án đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, với Chính phủ trong việc kiến tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, môi trường kinh doanh minh bạch, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam nói chung, Vietinbank nói riêng trong hoạt động ngân hàng để nâng cao HQKD trong thời gian tới.