Luận án của nghiên cứu sinh Đào Cao Sơn
THÔNG TIN TÓM TẮT
VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Tên đề tài luận án: Phát triển thương hiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khu vực phía Bắc
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Đào Cao Sơn Mã NCS: 18AD0121001
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
Hướng dẫn 2: PGS.TS An Thị Thanh Nhàn
6. Những đóng góp mới của luận án:
Về học thuật, lý luận
- Luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển thương hiệu làng nghề dựa trên những đặc điểm của thương hiệu làng nghề và bối cảnh khai thác thương mại các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề truyền thống. Phát triển thương hiệu làng nghề cần sự chung sức đồng lòng, sự tham gia với vai trò và trách nhiệm khác nhau của nhiều chủ thể: Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề; Tổ chức tập thể đại diện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề; Chính quyền địa phương.
- Làm rõ nội hàm của phát triển thương hiệu làng nghề với 4 nhóm nội dung: (1) Phát triển nhận thức thương hiệu; (2) Phát triển chất lượng cảm nhận thương hiệu; (3) Phát triển liên tưởng thương hiệu; (4) Phát triển lòng trung thành thương hiệu
- Luận án đã nghiên cứu những kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển làng nghề nói chung và làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống nói riêng để rút ra những bài học tham khảo hữu ích cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khu vực phía Bắc.
Về thực tiễn
- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khu vực phía Bắc với điển hình là một số làng nghề được lựa chọn tập trung nghiên cứu, từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế trong hoạt động phát triển thương hiệu tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.
- Các hạn chế cần khắc phục là: Vấn đề liên kết giữa các chủ thể trực tiếp sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống; Phân định rõ vai trò của các chủ thể tham gia phát triển thương hiệu (Chính quyền địa phương, tổ chức tập thể đại diện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề); Vấn đề nâng cao nhận thức và kỹ năng của các chủ thể trong hoạt động phát triển thương hiệu làng nghề truyền thống; Vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu và kiểm soát quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm làng nghề truyền thống ra thị trường.
- Những đề xuất mới về giải pháp
Luận án đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phát triển thương hiệu làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống khu vực phía Bắc giai đoạn đế đến 2030, trong đó tập trung vào các giải pháp: (1) Giải pháp nâng cao nhận thức và tăng cường đầu tư của các chủ thể cho phát triển thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống; (2) Giải pháp phát triển nhận thức thương hiệu của cộng đồng về thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống; (3) Giải pháp nâng cao chất lượng cảm nhận thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống; (4) Giải pháp phát triển liên tưởng thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống; (5) Giải pháp phát triển lòng trung thành thương hiệu làng nghề TCMN truyền thống.