Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Hoàng Văn Mạnh
1. Tên đề tài luận án: Hoàn thiện chính sách đối với đào tạo theo nhu cầu xã hội của các trường đại học Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Hoàng Văn Mạnh
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hóa
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Hoàng Văn Mạnh
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hóa
6. Những đóng góp mới của luận án:
Luận án nghiên cứu theo tiếp cận chuyên ngành Quản lý kinh tế về chính sách đối với đào tạo theo nhu cầu xã hội (NCXH) của các trường đại học (TĐH) Việt Nam và có một số đóng góp mới như sau:
Về học thuật, lý luận: Luận án hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về đào tạo theo NCXH của các TĐH. Đó là: Phân tích, làm rõ và xác định khái niệm NCXH đối với ĐTĐH, khái niệm đào tạo theo NCXH của các TĐH; phân tích và chỉ ra sự cần thiết đào tạo theo NCXH của các TĐH; phân tích các yếu tố cần thiết để TĐH đào tạo theo NCXH, quy trình đào tạo theo NCXH của các TĐH. Luận án hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về chính sách của nhà nước đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH. Đó là: Phân tích, làm rõ và xác định khái niệm chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH; phân tích vai trò của chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH; làm rõ các chính sách chủ yếu có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy cũng như đảm bảo các TĐH thực hiện đào tạo theo NCXH; phân tích các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH; xác định các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH.
Về đánh giá thực tiễn: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH. Luận án nghiên cứu thực trạng từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá về chính sách đối với đào tạo theo theo NCXH của các TĐH Việt Nam, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, góp phần bổ sung hoặc khẳng định những kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây trong bối cảnh mới, từ đó góp phần hình thành cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp, các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách của Nhà nước từ đó góp phần hỗ trợ, thúc đẩy cũng như đảm bảo các TĐH đào tạo theo NCXH.
Về giải pháp: Luận án đề xuất hoàn thiện một số nhóm chính sách của nhà nước theo định hướng tạo ra sự hỗ trợ, thúc đẩy cũng như đảm bảo các TĐH thực hiện đào tạo theo NCXH, đó là: chính sách đối với phát triển ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các TĐH; chính sách đối với phát triển năng lực đào tạo theo NCXH của các TĐH; chính sách đối với phát triển liên kết hợp tác giữa các TĐH và các nhà tuyển dụng; chính sách quản lý nhà nước thực hiện theo hướng mở rộng quyền tự chủ của các TĐH; chính sách đối với việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các TĐH; chính sách đối với người học; nâng cao năng lực xây dựng, ban hành chính sách; hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành chính sách. Ngoài ra luận án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan: Quốc hội, các hiệp hội nghề nghiệp và bản thân các TĐH Việt Nam.
Luận án nghiên cứu theo tiếp cận chuyên ngành Quản lý kinh tế về chính sách đối với đào tạo theo nhu cầu xã hội (NCXH) của các trường đại học (TĐH) Việt Nam và có một số đóng góp mới như sau:
Về học thuật, lý luận: Luận án hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về đào tạo theo NCXH của các TĐH. Đó là: Phân tích, làm rõ và xác định khái niệm NCXH đối với ĐTĐH, khái niệm đào tạo theo NCXH của các TĐH; phân tích và chỉ ra sự cần thiết đào tạo theo NCXH của các TĐH; phân tích các yếu tố cần thiết để TĐH đào tạo theo NCXH, quy trình đào tạo theo NCXH của các TĐH. Luận án hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về chính sách của nhà nước đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH. Đó là: Phân tích, làm rõ và xác định khái niệm chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH; phân tích vai trò của chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH; làm rõ các chính sách chủ yếu có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy cũng như đảm bảo các TĐH thực hiện đào tạo theo NCXH; phân tích các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH; xác định các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH.
Về đánh giá thực tiễn: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về chính sách đối với đào tạo theo NCXH của các TĐH. Luận án nghiên cứu thực trạng từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá về chính sách đối với đào tạo theo theo NCXH của các TĐH Việt Nam, làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, góp phần bổ sung hoặc khẳng định những kết quả nghiên cứu đã công bố trước đây trong bối cảnh mới, từ đó góp phần hình thành cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp, các kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách của Nhà nước từ đó góp phần hỗ trợ, thúc đẩy cũng như đảm bảo các TĐH đào tạo theo NCXH.
Về giải pháp: Luận án đề xuất hoàn thiện một số nhóm chính sách của nhà nước theo định hướng tạo ra sự hỗ trợ, thúc đẩy cũng như đảm bảo các TĐH thực hiện đào tạo theo NCXH, đó là: chính sách đối với phát triển ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các TĐH; chính sách đối với phát triển năng lực đào tạo theo NCXH của các TĐH; chính sách đối với phát triển liên kết hợp tác giữa các TĐH và các nhà tuyển dụng; chính sách quản lý nhà nước thực hiện theo hướng mở rộng quyền tự chủ của các TĐH; chính sách đối với việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các TĐH; chính sách đối với người học; nâng cao năng lực xây dựng, ban hành chính sách; hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành chính sách. Ngoài ra luận án cũng đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan: Quốc hội, các hiệp hội nghề nghiệp và bản thân các TĐH Việt Nam.
File đính kèm