Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Mai Thị Dung
1. Tên đề tài luận án: Quản lý thu Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Mai Thị Dung
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Người hướng dẫn 1: PGS,TS. Phạm Thị Tuệ
Người hướng dẫn 2: TS. Trần Văn Quang
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Mai Thị Dung
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Người hướng dẫn 1: PGS,TS. Phạm Thị Tuệ
Người hướng dẫn 2: TS. Trần Văn Quang
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Nội dung QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Trên cơ sở nội dung QLNN về thu BHXH nói chung, NCS suy luận một cách logic và luận giải các nội dung QLNN về thu BHXH gắn liền với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN và khuôn khổ pháp luật của các quốc gia. Các nội dung đó là:
(i) Hoạch định chiến lược và chính sách pháp luật;
(ii) Tổ chức bộ máy quản lý;
(iii) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
- Tiêu chí đánh giá QLNN về thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN: Luận trình bày bốn nhóm tiêu chí đánh giá QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN bao gồm: (i) Tiêu chí hiệu lực, (ii) Tiêu chí hiệu quả, (iii) Tiêu chí phù hợp, (iv) Tiêu chí bền vững. Đây là các tiêu chí hàm chứa những nội dung khoa học sát với đề tài, toán học và kinh tế lượng. Do vậy, có thể sử dụng để đo lường, đánh giá đúng mức độ đạt được về quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Những đóng góp mới về thực tiễn
- Luận án phân tích, đánh giá QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo ba nội dung quản lý và bốn tiêu chí đánh giá. Qua các nội dung và tiêu chí này, luận án chỉ ra một cách đầy đủ, toàn diện mức độ thành công và hạn chế trong thực trạng QLNN về thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN trong giai đoạn 2014-2018; đặc biệt luận án rút ra những điểm khác biệt trong QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN so với các doanh nghiệp khác.
- Để làm rõ hơn các nội dung và tiêu chí đánh giá thực trạng trên, thông qua khảo sát, thống kê mô tả, tổng hợp số liệu…NCS đã sử dụng các biểu đồ, độ thị và tham chiếu với kết quả định lượng bằng phần mềm SPSS
Những đóng góp mới về giải pháp:
Trên cơ sở lý luận và thực trạng QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có ĐTNN, vận dụng kinh nghiệm quốc tế và sự phù hợp với nội dung đề tài, với đặc điểm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam; luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có ĐTNN là:
(i) Nhóm giải pháp về hệ thống chính sách, pháp luật về thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN
(ii) Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy
(iii) Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN
(iv) Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Toàn văn Luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
- Nội dung QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Trên cơ sở nội dung QLNN về thu BHXH nói chung, NCS suy luận một cách logic và luận giải các nội dung QLNN về thu BHXH gắn liền với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN và khuôn khổ pháp luật của các quốc gia. Các nội dung đó là:
(i) Hoạch định chiến lược và chính sách pháp luật;
(ii) Tổ chức bộ máy quản lý;
(iii) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
- Tiêu chí đánh giá QLNN về thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN: Luận trình bày bốn nhóm tiêu chí đánh giá QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN bao gồm: (i) Tiêu chí hiệu lực, (ii) Tiêu chí hiệu quả, (iii) Tiêu chí phù hợp, (iv) Tiêu chí bền vững. Đây là các tiêu chí hàm chứa những nội dung khoa học sát với đề tài, toán học và kinh tế lượng. Do vậy, có thể sử dụng để đo lường, đánh giá đúng mức độ đạt được về quản lý thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Những đóng góp mới về thực tiễn
- Luận án phân tích, đánh giá QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN theo ba nội dung quản lý và bốn tiêu chí đánh giá. Qua các nội dung và tiêu chí này, luận án chỉ ra một cách đầy đủ, toàn diện mức độ thành công và hạn chế trong thực trạng QLNN về thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN trong giai đoạn 2014-2018; đặc biệt luận án rút ra những điểm khác biệt trong QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN so với các doanh nghiệp khác.
- Để làm rõ hơn các nội dung và tiêu chí đánh giá thực trạng trên, thông qua khảo sát, thống kê mô tả, tổng hợp số liệu…NCS đã sử dụng các biểu đồ, độ thị và tham chiếu với kết quả định lượng bằng phần mềm SPSS
Những đóng góp mới về giải pháp:
Trên cơ sở lý luận và thực trạng QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có ĐTNN, vận dụng kinh nghiệm quốc tế và sự phù hợp với nội dung đề tài, với đặc điểm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam; luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về thu BHXH đối với doanh nghiệp có ĐTNN là:
(i) Nhóm giải pháp về hệ thống chính sách, pháp luật về thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN
(ii) Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy
(iii) Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý thu BHXH đối với DN có vốn ĐTNN
(iv) Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Toàn văn Luận án