Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Dung
1. Tên đề tài luận án: Hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên.
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Phương Dung
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS An Thị Thanh Nhàn
Hướng dẫn 2: TS Thân Danh Phúc
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Phương Dung
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS An Thị Thanh Nhàn
Hướng dẫn 2: TS Thân Danh Phúc
6. Những kết luận mới của luận án:
(1) Về lý luận, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trong đó đưa ra khái niệm, quan điểm và nội dung, vai trò và yêu cầu, chỉ tiêu đánh giá mức độ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Bên cạch đó xác định và làm rõ đặc điểm, mục tiêu của chính sách nhà nước thúc đẩy xuất khẩu, các căn cứ hoàn thiện chính sách nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng; Luận án đã phân tích chi tiết và có hệ thống quá trình đổi mới từng công cụ của CSNN nhằm thúc đẩy XK nông sản nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng thông qua khảo sát các văn bản chính sách của Nhà nước từ 2011 đến nay; đánh giá chung thực trạng XK cà phê của Việt Nam và vùng Tây Nguyên từ năm 2011 đến nay, tác động của CSNN nhằm thúc đẩy XK cà phê Việt Nam nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng; điều tra mức độ ảnh hưởng của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên ra thị trường thế giới.
(2) Về thực tiễn, Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và tin cậy về thực trạng xuất khẩu cà phê của vùng Tây Nguyên, Việt Nam trên các nội dung như: diện tích, sản lượng, kim ngạch, thị trường; thực tế triển khai các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên; Điều tra mức độ ảnh hưởng của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên. Đây là bức tranh toàn diện về thực trạng xuất khẩu, đánh giá các chính sách nhà nước tác động đến thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên, Việt Nam mà chưa một nghiên cứu nào trước đây thực hiện.
(3) Về tính ứng dụng, Luận án đã nghiên cứu xu hướng sản xuất và tiêu dùng cà phê của thế giới, dự báo phát triển ngành hành cà phê Việt Nam, Bối cảnh quốc tế, trong nước ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên đưa ra quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất nhóm giải pháp có tính khả thi cao đối với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê một cách tối ưu. Đồng thời, luận án đề xuất 1 nhóm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực thụ hưởng chính sách.
Thông qua kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà hoạch định chính sách ở các Bộ, Ngành, địa phương, quản trị doanh nghiệp cà phê của vùng Tây Nguyên có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về hiện trạng ngành cà phê hơn từ đó thấy được những tồn tại và nguyên nhân hạn chế của những chính sách hiện hành.
Các hàm ý quản trị của Luận án này cũng là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, từ Trung ương tới địa phương trong việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê cho các doanh nghiệp cà phê của vùng Tây Nguyên. Để từ đó đưa ra những chính sách mới cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay.
(1) Về lý luận, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trong đó đưa ra khái niệm, quan điểm và nội dung, vai trò và yêu cầu, chỉ tiêu đánh giá mức độ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Bên cạch đó xác định và làm rõ đặc điểm, mục tiêu của chính sách nhà nước thúc đẩy xuất khẩu, các căn cứ hoàn thiện chính sách nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng; Luận án đã phân tích chi tiết và có hệ thống quá trình đổi mới từng công cụ của CSNN nhằm thúc đẩy XK nông sản nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng thông qua khảo sát các văn bản chính sách của Nhà nước từ 2011 đến nay; đánh giá chung thực trạng XK cà phê của Việt Nam và vùng Tây Nguyên từ năm 2011 đến nay, tác động của CSNN nhằm thúc đẩy XK cà phê Việt Nam nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng; điều tra mức độ ảnh hưởng của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên ra thị trường thế giới.
(2) Về thực tiễn, Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và tin cậy về thực trạng xuất khẩu cà phê của vùng Tây Nguyên, Việt Nam trên các nội dung như: diện tích, sản lượng, kim ngạch, thị trường; thực tế triển khai các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên; Điều tra mức độ ảnh hưởng của các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên. Đây là bức tranh toàn diện về thực trạng xuất khẩu, đánh giá các chính sách nhà nước tác động đến thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên, Việt Nam mà chưa một nghiên cứu nào trước đây thực hiện.
(3) Về tính ứng dụng, Luận án đã nghiên cứu xu hướng sản xuất và tiêu dùng cà phê của thế giới, dự báo phát triển ngành hành cà phê Việt Nam, Bối cảnh quốc tế, trong nước ảnh hưởng đến chính sách thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên đưa ra quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê vùng Tây Nguyên. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất nhóm giải pháp có tính khả thi cao đối với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê một cách tối ưu. Đồng thời, luận án đề xuất 1 nhóm giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực thụ hưởng chính sách.
Thông qua kết quả nghiên cứu này, giúp cho các nhà hoạch định chính sách ở các Bộ, Ngành, địa phương, quản trị doanh nghiệp cà phê của vùng Tây Nguyên có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về hiện trạng ngành cà phê hơn từ đó thấy được những tồn tại và nguyên nhân hạn chế của những chính sách hiện hành.
Các hàm ý quản trị của Luận án này cũng là tài liệu tham khảo rất bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, từ Trung ương tới địa phương trong việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê cho các doanh nghiệp cà phê của vùng Tây Nguyên. Để từ đó đưa ra những chính sách mới cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay.