Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Vân Anh
1. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Vân Anh
2. Tên luận án: “ Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam”
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Người hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Thị Kim Nhung
Người hướng dẫn 2: PGS.TS Phạm Thị Tuệ
2. Tên luận án: “ Nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ đến kinh tế vĩ mô Việt Nam”
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Người hướng dẫn 1: PGS.TS Lê Thị Kim Nhung
Người hướng dẫn 2: PGS.TS Phạm Thị Tuệ
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
– Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về CSTT và tác động của CSTT đến tăng trưởng và lạm phát – hai biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô.
– Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, NHTW Thái Lan, NHTW Nhật Bản, NHTW Anh, NHTW Châu Âu, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), luận án đưa ra những định hướng và các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện bối cảnh của Việt Nam.
– Làm rõ các vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô, những nhiệm vụ đặt ra trong điều hành CSTT khi mục tiêu chính sách là ổn định kinh tế vĩ mô, là luận cứ quan trọng để đưa ra các khuyến nghị cho CSTT của Việt Nam.
Những đóng góp mới về thực tiễn
– Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng CSTT Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, luận án đã chỉ ra được: (i) Những khó khăn trong điều hành CSTT trong giai đoạn 2005 – 2011, đặc biệt là sau hậu khủng hoảng tài chính 2008; (ii) Những thành công trong điều hành CSTT khi CSTT hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012 – 2017; (iii) Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong điều hành CSTT trong giai đoạn tới.
– Kết quả nghiên cứu tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô bằng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã chỉ ra: (i) CPI phản ứng tương đối giống như chúng ta kỳ vọng sau những cú sốc về CSTT bao gồm cung tiền, lãi suất và tỷ giá. Ở Việt Nam lạm phát quá khứ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lạm phát hiện tại. Kết quả cũng cho thấy vai trò của CSTT với tư cách quan trọng để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam; (ii) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có những tác động nhất định từ CSTT đến sản lượng; Lãi suất trong nền kinh tế ở mức thấp sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể tiếp cận với dòng vốn rẻ, hỗ trợ ổn định kinh doanh tăng mức sản lượng. Cần kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, tiếp tục theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý; (iii) Kết quả cho thấy giá tăng chậm không có nghĩa là tổng cầu tăng chậm, hay nền kinh tế trì trệ; Hay, kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững.
Những khuyến nghị về mặt chính sách
– Vận dụng kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn mang tính quy luật của Việt Nam, luận án đề xuất các khuyến nghị trong việc lựa chọn mục tiêu CSTT, nâng cao hiệu quả các công cụ CSTT và các khuyến nghị về hoàn thiện cơ chế điều hành CSTT nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam
Toàn văn Luận án
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
– Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết về CSTT và tác động của CSTT đến tăng trưởng và lạm phát – hai biến số quan trọng của kinh tế vĩ mô.
– Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm điều hành CSTT của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, NHTW Thái Lan, NHTW Nhật Bản, NHTW Anh, NHTW Châu Âu, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), luận án đưa ra những định hướng và các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện bối cảnh của Việt Nam.
– Làm rõ các vấn đề về ổn định kinh tế vĩ mô, những nhiệm vụ đặt ra trong điều hành CSTT khi mục tiêu chính sách là ổn định kinh tế vĩ mô, là luận cứ quan trọng để đưa ra các khuyến nghị cho CSTT của Việt Nam.
Những đóng góp mới về thực tiễn
– Thông qua khảo sát và phân tích thực trạng CSTT Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017, luận án đã chỉ ra được: (i) Những khó khăn trong điều hành CSTT trong giai đoạn 2005 – 2011, đặc biệt là sau hậu khủng hoảng tài chính 2008; (ii) Những thành công trong điều hành CSTT khi CSTT hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn 2012 – 2017; (iii) Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục giải quyết trong điều hành CSTT trong giai đoạn tới.
– Kết quả nghiên cứu tác động của CSTT đến kinh tế vĩ mô bằng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã chỉ ra: (i) CPI phản ứng tương đối giống như chúng ta kỳ vọng sau những cú sốc về CSTT bao gồm cung tiền, lãi suất và tỷ giá. Ở Việt Nam lạm phát quá khứ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lạm phát hiện tại. Kết quả cũng cho thấy vai trò của CSTT với tư cách quan trọng để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam; (ii) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có những tác động nhất định từ CSTT đến sản lượng; Lãi suất trong nền kinh tế ở mức thấp sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể tiếp cận với dòng vốn rẻ, hỗ trợ ổn định kinh doanh tăng mức sản lượng. Cần kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, tiếp tục theo phương châm mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo an toàn hệ thống và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hợp lý; (iii) Kết quả cho thấy giá tăng chậm không có nghĩa là tổng cầu tăng chậm, hay nền kinh tế trì trệ; Hay, kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô sẽ góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững.
Những khuyến nghị về mặt chính sách
– Vận dụng kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn mang tính quy luật của Việt Nam, luận án đề xuất các khuyến nghị trong việc lựa chọn mục tiêu CSTT, nâng cao hiệu quả các công cụ CSTT và các khuyến nghị về hoàn thiện cơ chế điều hành CSTT nhằm ổn định kinh tế vĩ mô Việt Nam
Toàn văn Luận án
File đính kèm