Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thùy Trang

21/11/2022

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch y tế ở Việt Nam

  1. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
  2. Mã số931.01.10
  3. Họ tên NCSNguyễn Thùy Trang                                                          Mã NCS: 14B D0410 009
  4. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
  5. Hướng dẫn 1: TS. Bùi Xuân Nhàn
  6. Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Tú
  7. Những đóng góp mới của luận án:

– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:

     Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về điều kiện

phát triển du lịch y tế ở một quốc gia, cụ thể:

Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về phát triển về du lịch y tế; phân

tích, làm rõ hơn khái niệm du lịch y tế, khách du lịch y tế, loại hình du lịch y tế, đặc điểm du

lịch y tế và các chủ thể tham gia du lịch y tế. Đây là nội dung còn có nhiều ý kiến khác

nhau.

Thứ hai, luận án đã góp phần xác định và làm rõ nội hàm điều kiện phát triển du lịch

y tế của một quốc gia, điểm đến du lịch y tế gồm hai nhóm: (1) Nhóm các điều kiện chung

phát triển du lịch y tế, bao gồm các điều kiện về: An ninh chính trị và an toàn xã hội, chính

sách và đường lối phát triển du lịch, điều kiện kinh tế và nhận thức về du lịch y tế; (2) nhóm

các điều kiện đặc trưng phát triển du lịch y tế, bao gồm các điều kiện về: Tăng trưởng nhu

cầu chăm sóc sức khỏe, động cơ du lịch y tế, tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du

lịch y tế nói riêng, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch y tế, nguồn nhân lực

và liên kết cung ứng du lịch y tế.

      Trên cơ sở lý luận và thực tiễn các điều kiện phát triển du lịch y tế của một quốc gia,

dựa trên dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, luận án tiếp cận nghiên cứu tổng thể về

thực trạng điều kiện phát triển du lịch y tế ở Việt Nam theo các nội dung đã xác định.

– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:

Thứ nhất, qua nghiên cứu kinh nghiệm khai thác, phát huy điều kiện phát triển du

lịch y tế ở một số quốc gia điểm đến du lịch y tế được đánh giá cao trong khu vực, luận án

đã rút ra các bài học kinh nghiệm có giá trị từ cả những mặt thành công cũng như hạn chế

về khai thác, phát huy điều kiện phát triển du lịch y tế có thể áp dụng cho Việt Nam

Thứ hai, đã phân tích, đánh giá thực trạng các điều kiện chung phát triển du lịch y tế

tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020; phân tích, đánh giá các điều kiện đặc trưng phát

triển du lịch y tế ở Việt Nam qua đó chỉ ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở

cho các hàm ý chính sách và giải pháp nhằm khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển du

lịch y tế ở Việt Nam.

Thứ ba, đã phân tích và chỉ ra được xu hướng phát triển du lịch y tế trên thế giới

cũng như ở Việt Nam; đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp nhằm khai thác tốt hơn

các điều kiện phát triển du lịch y tế ở Việt Nam. Các hàm ý chính sách và các giải pháp đề

xuất có sơ sở khoa học và khả năng thực thi nhằm phát triển du lịch y tế của Việt Nam tới

năm 2030 và những năm tiếp theo..

– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:

     Trên cơ sở nghiên cứu các hạn chế và nguyên nhân trong khai thác các điều kiện phát

triển du lịch y tế ở Việt Nam; xem xét các vấn đề trong mối tương quan với xu hướng phát

triển du lịch y tế trên thế giới và ở Việt Nam kết hợp với các bài học kinh nghiệm rút ra

những mặt thành công cũng như hạn chế khi nghiên cứu kinh nghiệm khai thác điều kiện

phát triển du lịch y tế ở một số quốc gia điểm đến được đánh giá cao trong khu vực, luận án

đã đề xuất một số hàm ý chính sách gồm: (1) Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch y tế;

(2) Quy hoạch phát triển du lịch y tế; (3) Thiết lập đầu mối quản lý Nhà nước chuyên ngành

phát triển du lịch y tế; (4) Ban hành các chính sách tạo dựng điều kiện cho phát triển du lịch

y tế; (5) Tăng cường áp dụng mô hình quan hệ đối tác công-tư trong phát triển du lịch y tế;

(6) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch y tế.

     Luận án cũng đã đề xuất một số giải pháp đối với các cơ sở y tế, các doanh nghiệp

tham gia du lịch y tế gồm: (1) Phát triển sản phẩm gắn với thị trường khách hàng mục tiêu;

(2) Bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; (3) Tăng cường liên kết giữa các bên liên

quan xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch y tế; (4) Tăng cường kiểm định chất lượng

bệnh viện/cơ sở y tế; (5) Xây dựng và thực hiện các chiến lược marketing du lịch y tế..