Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Xuân Cường
1. Tên đề luận án tiến sĩ: “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản trị Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Họ tên NCS: Nguyễn Xuân Cường
4. Mã số: 934.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Phạm Công Đoàn
Hướng dẫn 2: TS. Chu Thị Thủy
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Họ tên NCS: Nguyễn Xuân Cường
4. Mã số: 934.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Phạm Công Đoàn
Hướng dẫn 2: TS. Chu Thị Thủy
6. Những đóng góp mới của luận án:
a) Về học thuật, lý luận:
Xây dựng khung lý luận về phát triển nguồn nhân lực quản trị (NNLQT) tập đoàn trên cơ sở hệ thống hóa, bổ sung làm rõ những vấn đề về NNLQT tập đoàn, phát triển NNLQT tập đoàn; nội dung hoạt động phát triển, tiêu chí đánh giá phát triển NNLQT tập đoàn và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNLQT tập đoàn theo tiếp cận quản lý kinh tế; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển NNLQT tập đoàn ở một số nước tương đồng về hoạt động phát triển NNLQT tập đoàn và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNLQT tập đoàn kinh tế nhằm bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu.
b) Về thực tiễn:
Trên cơ sở lý luận và kết quả phân tích các dữ liệu, tài liệu thứ cấp và sơ cấp, sử dụng phần mềm SPSS, mô hình Kano - IPA để đánh giá đúng thực trạng, hoạt động phát triển NNLQT Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (CNCSVN) theo giới hạn, phạm vi, đối tượng thuộc diện nhà nước quản lý; đánh giá phát triển NNLQT Tập đoàn CNCSVN theo các tiêu chí và các yếu tố tác động đến sự phát triển NNLQT Tập đoàn CNCSVN; rà soát các thành công, hạn chế và nguyên nhân, tập trung vào nội hàm và các hoạt động phát triển NNLQT tập đoàn về quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển NNLQT tập đoàn, từ đó đưa ra các luận cứ thực tiễn tin cậy cho các giải pháp.
c) Về đề xuất giải pháp:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất 10 nhóm giải pháp về phát triển NNLQT Tập đoàn CNCSVN:
- Nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực quản trị, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược thông qua các công cụ, biện pháp về quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quản trị Tập đoàn CNCSVN qua người đại diện phần vốn nhà nước tại tập đoàn. - Nhà nước tăng cường phân cấp, tăng trách nhiệm cho người đại diện phần vốn nhà nước tại tập đoàn trong quản lý phát triển NNLQT tập đoàn, đặc biệt giai đoạn sau cổ phần hóa.
- Nhà nước cùng với Tập đoàn CNCSVN cần cụ thể hóa, chi tiết hơn các tiêu chuẩn chức danh quản trị cấp cao tập đoàn đối với các đối tượng thuộc nhà nước quản lý thành các tiêu chí cụ thể trong đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm NLQT cấp cao Tập đoàn CNCSVN.
- Nhà nước chỉ đạo Tập đoàn CNCSVN thông qua người đại diện phần vốn nhà nước hoàn thiện quy định nội dung đánh giá NLQT phục vụ cho quy hoạch và bổ nhiệm NLQT cấp cao Tập đoàn CNCSVN, đảm bảo đánh giá chính xác, chặt chẽ, tránh kẽ hở cho sự nể nang, lợi ích nhóm.
- Nhà nước cần hoàn thiện quy trình quy hoạch NNLQT cấp cao cho người đại diện phần vốn nhà nước tại Tập đoàn CNCSVN.
- Nhà nước ban hành chính sách đào tạo, phát triển NNLQT tập đoàn, Tập đoàn CNCSVN cụ thể hóa chính sách của nhà nước, triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển NNLQT tập đoàn.
- Nhà nước cần phát triển cơ sở đào tạo, năng lực tổ chức quản lý đào tạo và đội ngũ giảng viên cho đào tạo nhà quản trị tập đoàn nói chung và Tập đoàn CNCSVN nói riêng.
- Nhà nước và Tập đoàn CNCSVN cần hoàn thiện chính sách, kế hoạch đãi ngộ tài chính đối với NNLQT Tập đoàn CNCSVN – công ty cổ phần nhằm tạo động lực và điều kiện phát triển NNLQT.
- Tập đoàn CNCSVN cần chủ động đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản trị cấp trung và tương đương là nguồn chủ yếu trong phát triển nhà quản trị cấp cao tập đoàn.
- Tập đoàn CNCSVN cần đầu tư thích đáng ngân sách cho đào tạo NNLQT tập đoàn, đặc biệt tăng cường đào tạo năng lực lãnh đạo, quản lý tập đoàn và kiến thức, kinh nghiệm hiện đại hóa tập đoàn.
Kết quả của luận án là đề xuất các giải pháp bao gồm: Giải pháp đối với QLNN và giải pháp quản trị tập đoàn có tính khoa học và thực tiễn, tập trung vào chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển NNLQT tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn CNCSVN nói riêng cho giai đoạn đến năm 2025./.
Toàn văn luận án
a) Về học thuật, lý luận:
Xây dựng khung lý luận về phát triển nguồn nhân lực quản trị (NNLQT) tập đoàn trên cơ sở hệ thống hóa, bổ sung làm rõ những vấn đề về NNLQT tập đoàn, phát triển NNLQT tập đoàn; nội dung hoạt động phát triển, tiêu chí đánh giá phát triển NNLQT tập đoàn và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNLQT tập đoàn theo tiếp cận quản lý kinh tế; nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn phát triển NNLQT tập đoàn ở một số nước tương đồng về hoạt động phát triển NNLQT tập đoàn và rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNLQT tập đoàn kinh tế nhằm bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu.
b) Về thực tiễn:
Trên cơ sở lý luận và kết quả phân tích các dữ liệu, tài liệu thứ cấp và sơ cấp, sử dụng phần mềm SPSS, mô hình Kano - IPA để đánh giá đúng thực trạng, hoạt động phát triển NNLQT Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (CNCSVN) theo giới hạn, phạm vi, đối tượng thuộc diện nhà nước quản lý; đánh giá phát triển NNLQT Tập đoàn CNCSVN theo các tiêu chí và các yếu tố tác động đến sự phát triển NNLQT Tập đoàn CNCSVN; rà soát các thành công, hạn chế và nguyên nhân, tập trung vào nội hàm và các hoạt động phát triển NNLQT tập đoàn về quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển NNLQT tập đoàn, từ đó đưa ra các luận cứ thực tiễn tin cậy cho các giải pháp.
c) Về đề xuất giải pháp:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất 10 nhóm giải pháp về phát triển NNLQT Tập đoàn CNCSVN:
- Nhà nước chỉ đạo việc xây dựng và thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực quản trị, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược thông qua các công cụ, biện pháp về quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực quản trị Tập đoàn CNCSVN qua người đại diện phần vốn nhà nước tại tập đoàn. - Nhà nước tăng cường phân cấp, tăng trách nhiệm cho người đại diện phần vốn nhà nước tại tập đoàn trong quản lý phát triển NNLQT tập đoàn, đặc biệt giai đoạn sau cổ phần hóa.
- Nhà nước cùng với Tập đoàn CNCSVN cần cụ thể hóa, chi tiết hơn các tiêu chuẩn chức danh quản trị cấp cao tập đoàn đối với các đối tượng thuộc nhà nước quản lý thành các tiêu chí cụ thể trong đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm NLQT cấp cao Tập đoàn CNCSVN.
- Nhà nước chỉ đạo Tập đoàn CNCSVN thông qua người đại diện phần vốn nhà nước hoàn thiện quy định nội dung đánh giá NLQT phục vụ cho quy hoạch và bổ nhiệm NLQT cấp cao Tập đoàn CNCSVN, đảm bảo đánh giá chính xác, chặt chẽ, tránh kẽ hở cho sự nể nang, lợi ích nhóm.
- Nhà nước cần hoàn thiện quy trình quy hoạch NNLQT cấp cao cho người đại diện phần vốn nhà nước tại Tập đoàn CNCSVN.
- Nhà nước ban hành chính sách đào tạo, phát triển NNLQT tập đoàn, Tập đoàn CNCSVN cụ thể hóa chính sách của nhà nước, triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển NNLQT tập đoàn.
- Nhà nước cần phát triển cơ sở đào tạo, năng lực tổ chức quản lý đào tạo và đội ngũ giảng viên cho đào tạo nhà quản trị tập đoàn nói chung và Tập đoàn CNCSVN nói riêng.
- Nhà nước và Tập đoàn CNCSVN cần hoàn thiện chính sách, kế hoạch đãi ngộ tài chính đối với NNLQT Tập đoàn CNCSVN – công ty cổ phần nhằm tạo động lực và điều kiện phát triển NNLQT.
- Tập đoàn CNCSVN cần chủ động đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản trị cấp trung và tương đương là nguồn chủ yếu trong phát triển nhà quản trị cấp cao tập đoàn.
- Tập đoàn CNCSVN cần đầu tư thích đáng ngân sách cho đào tạo NNLQT tập đoàn, đặc biệt tăng cường đào tạo năng lực lãnh đạo, quản lý tập đoàn và kiến thức, kinh nghiệm hiện đại hóa tập đoàn.
Kết quả của luận án là đề xuất các giải pháp bao gồm: Giải pháp đối với QLNN và giải pháp quản trị tập đoàn có tính khoa học và thực tiễn, tập trung vào chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển NNLQT tập đoàn kinh tế nói chung và Tập đoàn CNCSVN nói riêng cho giai đoạn đến năm 2025./.
Toàn văn luận án