Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Phan Thu Trang
1. Tên đề tài luận án: “Kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Phan Thu Trang
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Doãn Kế Bôn
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Phan Thu Trang
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Doãn Kế Bôn
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
+ Xây dựng được mô hình về kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với những nội dung: đánh giá KSRR, xác định chiến lược KSRR, lựa chọn biện pháp KSRR, và thực thi KSRR.
+ Xác định căn cứ khoa học để: tính giá trị của rủi ro, phân hạng rủi ro, xác định thứ tự ưu tiên đối với những rủi ro cần kiểm soát
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
+ Có 11 rủi ro được xác định trong xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam, chia thành 03 nhóm theo phân hạng. Nhóm các rủi ro có hạng rất cao gồm 03 rủi ro: rủi ro do chính sách nước nhập khẩu, rủi ro về biến động giá, rủi ro cung ứng nông sản đầu vào. Nhóm các rủi ro có hạng cao gồm 06 rủi ro: rủi ro từ thảm họa tự nhiên, rủi ro thiếu hụt vốn, rủi ro thông tin, rủi ro lựa chọn đàm phán ký kết hợp đồng, rủi ro thanh toán, rủi ro vận chuyển bảo quản. Nhóm các rủi ro có hạng trung bình gồm 02 rủi ro: rủi ro do chính sách của Việt Nam, rủi ro thiếu trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ. Không có rủi ro nào có hạng thấp.
+ Có 04 loại chiến lược được đưa ra nhằm kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam, là tránh né, giảm nhẹ, chuyển giao và chấp nhận. Một số doanh nghiệp đã xác định đúng chiến lược để kiểm soát một số rủi ro. Còn lại đa số các doanh nghiệp đang xác định chưa đúng hoặc xác định nhiều chiến lược cùng một lúc trong việc kiểm soát một loại rủi ro.
+ Lựa chọn biện pháp kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản là khâu mà các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện tốt nhất đặc biệt là với những rủi ro có thứ hạng cao thì các biện pháp mang tính phổ biến đều đã được tất cả các doanh nghiệp sử dụng để thực thi kiểm soát rủi ro.
+ Việc thực thi KSRR tại 1/2 số doanh nghiệp được khảo sát đã đạt được hiệu quả ở mức khá. Số còn lại cũng đã ghi nhận mức độ hiệu quả vừa phải. Không có doanh nghiệp nào không đạt hiệu quả trong thực thi kiểm soát rủi ro.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Đề xuất những những giải pháp Hoàn thiện khâu đo lường rủi ro; Xác định chiến lược kiểm soát rủi ro phù hợp với từng rủi ro đã xác định giá trị/phân hạng; Lựa chọn những biện pháp kiểm soát rủi ro tương ứng với chiến lược kiểm soát rủi ro và cuối cùng là Thực thi rủi ro hiệu quả dựa trên nguồn lực thực tế của DN.
Toàn văn luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
+ Xây dựng được mô hình về kiểm soát rủi ro trong doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với những nội dung: đánh giá KSRR, xác định chiến lược KSRR, lựa chọn biện pháp KSRR, và thực thi KSRR.
+ Xác định căn cứ khoa học để: tính giá trị của rủi ro, phân hạng rủi ro, xác định thứ tự ưu tiên đối với những rủi ro cần kiểm soát
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
+ Có 11 rủi ro được xác định trong xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam, chia thành 03 nhóm theo phân hạng. Nhóm các rủi ro có hạng rất cao gồm 03 rủi ro: rủi ro do chính sách nước nhập khẩu, rủi ro về biến động giá, rủi ro cung ứng nông sản đầu vào. Nhóm các rủi ro có hạng cao gồm 06 rủi ro: rủi ro từ thảm họa tự nhiên, rủi ro thiếu hụt vốn, rủi ro thông tin, rủi ro lựa chọn đàm phán ký kết hợp đồng, rủi ro thanh toán, rủi ro vận chuyển bảo quản. Nhóm các rủi ro có hạng trung bình gồm 02 rủi ro: rủi ro do chính sách của Việt Nam, rủi ro thiếu trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ. Không có rủi ro nào có hạng thấp.
+ Có 04 loại chiến lược được đưa ra nhằm kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp Việt Nam, là tránh né, giảm nhẹ, chuyển giao và chấp nhận. Một số doanh nghiệp đã xác định đúng chiến lược để kiểm soát một số rủi ro. Còn lại đa số các doanh nghiệp đang xác định chưa đúng hoặc xác định nhiều chiến lược cùng một lúc trong việc kiểm soát một loại rủi ro.
+ Lựa chọn biện pháp kiểm soát rủi ro trong xuất khẩu nông sản là khâu mà các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện tốt nhất đặc biệt là với những rủi ro có thứ hạng cao thì các biện pháp mang tính phổ biến đều đã được tất cả các doanh nghiệp sử dụng để thực thi kiểm soát rủi ro.
+ Việc thực thi KSRR tại 1/2 số doanh nghiệp được khảo sát đã đạt được hiệu quả ở mức khá. Số còn lại cũng đã ghi nhận mức độ hiệu quả vừa phải. Không có doanh nghiệp nào không đạt hiệu quả trong thực thi kiểm soát rủi ro.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Đề xuất những những giải pháp Hoàn thiện khâu đo lường rủi ro; Xác định chiến lược kiểm soát rủi ro phù hợp với từng rủi ro đã xác định giá trị/phân hạng; Lựa chọn những biện pháp kiểm soát rủi ro tương ứng với chiến lược kiểm soát rủi ro và cuối cùng là Thực thi rủi ro hiệu quả dựa trên nguồn lực thực tế của DN.
Toàn văn luận án