Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Tạ Văn Quân
1. Tên luận án: “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội”
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Tạ Văn Quân
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: GS, TS. Đinh Văn Sơn
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Tạ Văn Quân
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: GS, TS. Đinh Văn Sơn
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Minh Hạnh
6. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Luận án đã xác lập được khung lý luận về nội dung phân cấp quản lý NSNN của một địa phương cấp thành phố theo cách tiếp cận của ngành quản lý kinh tế. Luận án đã làm rõ ảnh hưởng của phân cấp quản lý NSNN đến phát triển kinh tế xã hội. (1) khẳng định các nội dung phân cấp quản lý NSNN có ảnh hưởng khác nhau đến từng khía cạnh quản lý nhà nước của các cấp CQĐP. Phân cấp NSĐP có tác động tích cực chất lượng cung ứng dịch vụ công, minh bạch và hiệu suất của bộ máy hành chính. (2) Phân cấp quản lý NSNN ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ công, thể hiện: tăng phân cấp cho chính quyền cấp dưới trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả. (3) Phát hiện kết quả tích cực của phân cấp quản lý NSNN theo từng nhiệm vụ chi, khả năng kiểm soát của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới và năng lực của chính quyền được phân cấp
Khẳng định 4 nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN ở những mức độ khác nhau.Trong đó, nhân tố tự chủ tài chính có tác động mạnh nhất, sau đó là nhân tố tác động tích cực đối với kinh tế địa phương đến mức độ hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN; trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và hỗ trợ từ NSNN cấp trên trong nhiều trường hợp làm tăng tính hoàn thiện của phân cấp quản lý NSNN, nhưng cũng có trường hợp không làm tăng tính hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN, thậm chí còn hạn chế mức độ phân cấp quản lý NSNN.Luận án cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đối tượng nghiên cứu, trong đó, yếu tố "Tự chủ tài chính của các cấp chính quyền địa phương" và yếu tố "Tác động tích cực đối với địa phương" có tác động mạnh nhất đến mức độ phân cấp quản lý NSNN của thành phố Hà Nội.
Để làm rõ cách thức hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN, luận án đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề có tính lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN. Trong đó 5 nội dung phân cấp quản lý NSNN cũng được nghiên cứu và làm rõ ở chương lý luận, đó là: (1)Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN; (2) phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi điều hòa bổ sung nguồn NSNN; (3) phân cấp quản lý NSNN về vay nợ; (4) Phân cấp thực hiện quy trình quản lý NS; (5) phân cấp về giám sát, thanh tra và kiểm toán NSNN. Thêm vào đó là những căn cứ để tiến hành phân cấp quản lý NSNN và nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN là nội dung nghiên cứu của luận án.
Về thực tiễn: Phân cấp quản lý NSNN đối với các cấp NS của TP Hà Nội tuy đạt được kết quả tốt tạo điều kiện cho 12 quận, huyện cơ bản là tự chủ được nguồn thu cho các nhiệm vụ chi, tuy nhiên quá trình phân cấp quản lý NSNN của TP chưa thật hiệu quả để lan tỏa cho 18 quận, huyện còn lại tiến tới tự chủ được tài chính. Bên cạnh đó, phân giao nguồn thu cho cấp quận, huyện ở mức thấp; phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đối với một số nhiệm vụ, lĩnh vực vẫn chưa được quy định rõ ràng gây khó khăn trong thực hiện và còn tình trạng tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN thấp trong tổng chi NS thành phố.Thêm vào đó là phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội chưa khắc phục được tính lồng ghép NS các cấp chính quyền.
Về các giải pháp đề xuất: Luận án nêu một số quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội thời gian tới: xây dựng và sửa đổi tỷ lệ thu NS để lại cho các cấp NS, tạo điều kiện tự chủ cho các cấp chính quyền của thành phố; Luận án đưa ra 5 giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội, trong đó giải pháp có tính đột phá hiện nay là: Điều chỉnh, bổ sung cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi trên cơ sở phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của TP và Xây dựng mô hình phân cấp quản lý ngân sách đô thị theo thẩm quyền. Muốn vậy, phải thu hẹp đầu mối, giảm bớt, các tổ chức trung gian, tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện - một bộ phận của chính quyền đô thị, cùng với đó là hình thành ngân sách đô thị ở quận mang tính thuần chất hơn không như ngân sách các quận hiện nay vừa đảm trách các nhiêm vụ của khu vực đô thị, vừa đảm trách các chức năng nhiệm vụ của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nghĩa là khi chính quyền cấp quận là một bộ phận của chính quyền đô thị, thì chức năng nhiệm vụ sẽ khác so với hiện nay.
Toàn văn luận án
Về lý luận: Luận án đã xác lập được khung lý luận về nội dung phân cấp quản lý NSNN của một địa phương cấp thành phố theo cách tiếp cận của ngành quản lý kinh tế. Luận án đã làm rõ ảnh hưởng của phân cấp quản lý NSNN đến phát triển kinh tế xã hội. (1) khẳng định các nội dung phân cấp quản lý NSNN có ảnh hưởng khác nhau đến từng khía cạnh quản lý nhà nước của các cấp CQĐP. Phân cấp NSĐP có tác động tích cực chất lượng cung ứng dịch vụ công, minh bạch và hiệu suất của bộ máy hành chính. (2) Phân cấp quản lý NSNN ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ công, thể hiện: tăng phân cấp cho chính quyền cấp dưới trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ công sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả. (3) Phát hiện kết quả tích cực của phân cấp quản lý NSNN theo từng nhiệm vụ chi, khả năng kiểm soát của chính quyền cấp trên đối với chính quyền cấp dưới và năng lực của chính quyền được phân cấp
Khẳng định 4 nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý NSNN ở những mức độ khác nhau.Trong đó, nhân tố tự chủ tài chính có tác động mạnh nhất, sau đó là nhân tố tác động tích cực đối với kinh tế địa phương đến mức độ hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN; trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và hỗ trợ từ NSNN cấp trên trong nhiều trường hợp làm tăng tính hoàn thiện của phân cấp quản lý NSNN, nhưng cũng có trường hợp không làm tăng tính hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN, thậm chí còn hạn chế mức độ phân cấp quản lý NSNN.Luận án cũng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đối tượng nghiên cứu, trong đó, yếu tố "Tự chủ tài chính của các cấp chính quyền địa phương" và yếu tố "Tác động tích cực đối với địa phương" có tác động mạnh nhất đến mức độ phân cấp quản lý NSNN của thành phố Hà Nội.
Để làm rõ cách thức hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN, luận án đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề có tính lý thuyết về phân cấp quản lý NSNN. Trong đó 5 nội dung phân cấp quản lý NSNN cũng được nghiên cứu và làm rõ ở chương lý luận, đó là: (1)Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN; (2) phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi điều hòa bổ sung nguồn NSNN; (3) phân cấp quản lý NSNN về vay nợ; (4) Phân cấp thực hiện quy trình quản lý NS; (5) phân cấp về giám sát, thanh tra và kiểm toán NSNN. Thêm vào đó là những căn cứ để tiến hành phân cấp quản lý NSNN và nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN là nội dung nghiên cứu của luận án.
Về thực tiễn: Phân cấp quản lý NSNN đối với các cấp NS của TP Hà Nội tuy đạt được kết quả tốt tạo điều kiện cho 12 quận, huyện cơ bản là tự chủ được nguồn thu cho các nhiệm vụ chi, tuy nhiên quá trình phân cấp quản lý NSNN của TP chưa thật hiệu quả để lan tỏa cho 18 quận, huyện còn lại tiến tới tự chủ được tài chính. Bên cạnh đó, phân giao nguồn thu cho cấp quận, huyện ở mức thấp; phân cấp quản lý kinh tế - xã hội đối với một số nhiệm vụ, lĩnh vực vẫn chưa được quy định rõ ràng gây khó khăn trong thực hiện và còn tình trạng tỷ trọng chi đầu tư từ NSNN thấp trong tổng chi NS thành phố.Thêm vào đó là phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội chưa khắc phục được tính lồng ghép NS các cấp chính quyền.
Về các giải pháp đề xuất: Luận án nêu một số quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội thời gian tới: xây dựng và sửa đổi tỷ lệ thu NS để lại cho các cấp NS, tạo điều kiện tự chủ cho các cấp chính quyền của thành phố; Luận án đưa ra 5 giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN của TP Hà Nội, trong đó giải pháp có tính đột phá hiện nay là: Điều chỉnh, bổ sung cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi trên cơ sở phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của TP và Xây dựng mô hình phân cấp quản lý ngân sách đô thị theo thẩm quyền. Muốn vậy, phải thu hẹp đầu mối, giảm bớt, các tổ chức trung gian, tăng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện - một bộ phận của chính quyền đô thị, cùng với đó là hình thành ngân sách đô thị ở quận mang tính thuần chất hơn không như ngân sách các quận hiện nay vừa đảm trách các nhiêm vụ của khu vực đô thị, vừa đảm trách các chức năng nhiệm vụ của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nghĩa là khi chính quyền cấp quận là một bộ phận của chính quyền đô thị, thì chức năng nhiệm vụ sẽ khác so với hiện nay.
Toàn văn luận án