Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Thái Thị Thái Nguyên
1. Tên đề tài luận án: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp chăn nuôi gia súc ở Miền Bắc Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số:934.03.01
4. Họ tên NCS: Thái Thị Thái Nguyên
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Giáo viên hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Viết Tiến
Giáo viên hướng dẫn 2: TS. Đặng Thị Hòa
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số:934.03.01
4. Họ tên NCS: Thái Thị Thái Nguyên
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Giáo viên hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Viết Tiến
Giáo viên hướng dẫn 2: TS. Đặng Thị Hòa
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: (1) Luận án đã hệ thống các lý thuyết khoa học, các khái niệm chi phí sản xuất (CPSX), giá thành sản phẩm (GTSP) để từ đó đưa ra quan điểm của tác giả về CPSX, GTSP trong các doanh nghiệp chăn nuôi (DNCN). Đồng thời, luận án làm sáng tỏ chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch của tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp thu được từ tài sản sinh học cho sản phẩm nhiều kỳ, phân tích rõ giá thành của sản phẩm nông nghiệp thu được từ tài sản sinh học. (2) Luận án đã hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đế lý luận cơ bản về kế toán CPSX, GTSP trong các DNCN ở cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Với góc độ kế toán tài chính tác giả trình bày kế toán CPSX, GTSP theo quy trình xử lý thông tin cụ thể bao gồm: Thu nhận thông tin ban đầu, hệ thống hóa và xử lý thông tin, trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Với kế toán quản trị, luận án trình bày thông tin kế toán CPSX, GTSP qua các nội dung: Xây dựng định mức và dự toán, tập hợp chi phí cho các đối tượng chịu chi phí, tính GTSP, cung cấp, sử dụng và phân tích thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Luận án đã làm rõ thực trạng tính giá thành có tính chất đặc thù của DNCN gia súc như GTSP gia súc có loại trừ sản phẩm phụ và có xác định giá thành 1kg trọng lượng thịt tăng của từng đàn gia súc, cùng với đó là việc tính giá thành của sản phẩm song đôi trong chăn nuôi bò sữa. (3) Luận án đã tìm hiểu, phân tích bài học kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trên thế giới về kế toán CPSX, GTSP. Để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNCN ở miền Bắc Việt Nam (MBVN).
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Thông qua các phương pháp nghiên cứu và những minh chứng thu thập đáng tin cậy, luận án đã mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán CPSX, GTSP tại 31 DNCN gia súc ở MBVN trên góc độ kế toán tài chính và góc độ kế toán quản trị. Từ đó, luận án chỉ ra những kết quả đã đạt được, những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc ở MBVN.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Trên cơ sở phân tích về lý luận từ thực trạng kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc ở MBVN. Luận án đã phân tích các yêu cầu cần thiết để hoàn thiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc như: (1) Hoàn thiện các giao dịch có liên quan CPSX, GTSP có tính chất đặc thù của DNCN gia súc đó là ghi nhận chi phí và giá thành đối với chăn nuôi gia công, ghi nhận chi phí bán phế liệu thu hồi trong chăn nuôi, xây dựng chính sách thưởng chăn nuôi và ghi nhận đối với chi phí tiền thưởng trong chăn nuôi, ghi nhận chi phí chăm sóc của đàn gia súc mới nhập và của đàn gia súc loại thải, thanh lý, xác định và ghi nhận định phí SXC không được kết chuyển trong chăn nuôi, xác định đối tượng ghi nhận về chi phí khấu hao tài sản sinh học (TSSH), thời gian khấu hao của TSSH, trích lập dự phòng giảm giá đối với sản phẩm chăn nuôi gia súc. (2) Theo định hướng vận dụng chuẩn mực IAS 41, luận án đề xuất cơ sở tính giá TSSH và sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ TSSH cho sản phẩm nhiều kỳ khi trình bày báo cáo tài chính theo mô hình GTHL. Thực hiện việc đối soát những thay đổi về giá trị ghi sổ của TSSH giữa thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. (3) Ngoài ra, luận án còn đề xuất những giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc ở MBVN trên góc độ kế toán quản trị, nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng và kiểm soát CPSX, GT.
Toàn văn luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: (1) Luận án đã hệ thống các lý thuyết khoa học, các khái niệm chi phí sản xuất (CPSX), giá thành sản phẩm (GTSP) để từ đó đưa ra quan điểm của tác giả về CPSX, GTSP trong các doanh nghiệp chăn nuôi (DNCN). Đồng thời, luận án làm sáng tỏ chi phí chăm sóc, chi phí thu hoạch của tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp thu được từ tài sản sinh học cho sản phẩm nhiều kỳ, phân tích rõ giá thành của sản phẩm nông nghiệp thu được từ tài sản sinh học. (2) Luận án đã hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đế lý luận cơ bản về kế toán CPSX, GTSP trong các DNCN ở cả hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị. Với góc độ kế toán tài chính tác giả trình bày kế toán CPSX, GTSP theo quy trình xử lý thông tin cụ thể bao gồm: Thu nhận thông tin ban đầu, hệ thống hóa và xử lý thông tin, trình bày thông tin trên báo cáo tài chính. Với kế toán quản trị, luận án trình bày thông tin kế toán CPSX, GTSP qua các nội dung: Xây dựng định mức và dự toán, tập hợp chi phí cho các đối tượng chịu chi phí, tính GTSP, cung cấp, sử dụng và phân tích thông tin phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Luận án đã làm rõ thực trạng tính giá thành có tính chất đặc thù của DNCN gia súc như GTSP gia súc có loại trừ sản phẩm phụ và có xác định giá thành 1kg trọng lượng thịt tăng của từng đàn gia súc, cùng với đó là việc tính giá thành của sản phẩm song đôi trong chăn nuôi bò sữa. (3) Luận án đã tìm hiểu, phân tích bài học kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trên thế giới về kế toán CPSX, GTSP. Để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNCN ở miền Bắc Việt Nam (MBVN).
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Thông qua các phương pháp nghiên cứu và những minh chứng thu thập đáng tin cậy, luận án đã mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán CPSX, GTSP tại 31 DNCN gia súc ở MBVN trên góc độ kế toán tài chính và góc độ kế toán quản trị. Từ đó, luận án chỉ ra những kết quả đã đạt được, những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc ở MBVN.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Trên cơ sở phân tích về lý luận từ thực trạng kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc ở MBVN. Luận án đã phân tích các yêu cầu cần thiết để hoàn thiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc như: (1) Hoàn thiện các giao dịch có liên quan CPSX, GTSP có tính chất đặc thù của DNCN gia súc đó là ghi nhận chi phí và giá thành đối với chăn nuôi gia công, ghi nhận chi phí bán phế liệu thu hồi trong chăn nuôi, xây dựng chính sách thưởng chăn nuôi và ghi nhận đối với chi phí tiền thưởng trong chăn nuôi, ghi nhận chi phí chăm sóc của đàn gia súc mới nhập và của đàn gia súc loại thải, thanh lý, xác định và ghi nhận định phí SXC không được kết chuyển trong chăn nuôi, xác định đối tượng ghi nhận về chi phí khấu hao tài sản sinh học (TSSH), thời gian khấu hao của TSSH, trích lập dự phòng giảm giá đối với sản phẩm chăn nuôi gia súc. (2) Theo định hướng vận dụng chuẩn mực IAS 41, luận án đề xuất cơ sở tính giá TSSH và sản phẩm nông nghiệp thu hoạch từ TSSH cho sản phẩm nhiều kỳ khi trình bày báo cáo tài chính theo mô hình GTHL. Thực hiện việc đối soát những thay đổi về giá trị ghi sổ của TSSH giữa thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. (3) Ngoài ra, luận án còn đề xuất những giải pháp hoàn thiện kế toán CPSX, GTSP tại các DNCN gia súc ở MBVN trên góc độ kế toán quản trị, nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng và kiểm soát CPSX, GT.
Toàn văn luận án