Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Trần Viết Hùng
1. Tên đề tài luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các Viện Nghiên cứu thuộc các Tập đoàn kinh tế nhà nước
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62.34.03.01
4. Họ tên NCS Trần Viết Hùng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS Đoàn Vân Anh
Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Viết Tiến
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62.34.03.01
4. Họ tên NCS Trần Viết Hùng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS Đoàn Vân Anh
Hướng dẫn 2: TS Nguyễn Viết Tiến
6. Những đóng góp mới của luận án:
* Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án xuất phát từ sự phân loại các đơn vị sự nghiệp theo nguồn tài trợ kinh phí hoạt động để chia các đơn vị sự nghiệp thành 2 loại, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng ngân sách cấp (được thành lập bởi tập đoàn, doanh nghiệp…) và đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách cấp (do nhà nước thành lập), từ đó luận án làm rõ được cơ chế quản lý tài chính của 2 loại đơn vị sự nghiệp này.
Luận án đã hệ thống và phân tích có cơ sở khoa học về kế toán trên cơ sở dồn tích và kế toán trên cơ sở tiền mặt, đồng thời dựa trên nguồn tài chính sử dụng của các đơn vị sự nghiệp, tác giả đã lập luận và lựa chọn cơ sở kế toán phù hợp áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp, đối với những đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng ngân sách nhà nước phải thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích, đối với các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước trong xu hướng tự chủ tài chính và tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích kết hợp với kế toán trên cơ sở tiền mặt. Đó cũng là xu hướng phát triển của kế toán công quốc tế hiện nay.
Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nêu các nguyên tắc và hệ thống các nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lựa chọn chính sách kế toán và áp dụng các nguyên tắc kế toán, tổ chức kế toán tài chính, tổ chức kế toán quản trị, tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Các nội dung của tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp đặt trọng tâm cho nghiên cứu ở các đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng ngân sách cấp.
* Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án đã khái quát tổng quan về các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn kinh tế nhà nước, làm rõ các đặc thù riêng trong hoạt động và phân tích những ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các viện nghiên cứu. Từ kết quả khảo sát, luận án đã phản ánh thực trạng các nội dung tổ chức công tác kế toán, chỉ ra những ưu điểm và những bất cập trong việc tổ chức công tác kế toán tại các viện nghiên cứu. Đồng thời để tăng thêm cơ sở thực tiễn cho các giải pháp, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán ở một số đơn vị sự nghiệp sau khi chuyển hẳn sang chế độ tự chủ tài chính để rút ra bài học cho vấn đề đang nghiên cứu tại các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
* Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Từ những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tại các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay, kết hợp với lý luận đã được hệ thống, luận án đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục những bất cập đã nêu. Trong đó,
Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán đặt trọng tâm cho đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị;
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tài chính đề xuất áp dụng cơ sở kế toán dồn tích và thống nhất chế độ kế toán áp dụng cho các viện là phải phù hợp với chế độ kế toán của tập đoàn, công ty mẹ, theo đó thống nhất áp dụng chế độ kế toán ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC, trên cơ sở đó các nội dung đề xuất của tổ chức kế toán tài chính được giải quyết trên nền của chế độ kế toán này và đảm bảo sự phù hợp với đặc thù riêng của các viện nghiên cứu.
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị đặt trọng tâm cho đáp ứng yêu cầu nhà quản lý trong kiểm soát được trách nhiệm của từng bộ phận, từng loại hoạt động trong hoàn thành mục tiêu chung.
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nhằm đảm bảo công tác kế toán thực hiện theo quy định và các thông tin kế toán đảm bảo tính trung thực, khách quan, đáng tin cậy.
Để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, luận án đã đưa ra nhiều kiến nghị với nhà nước, với các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam và với các viện nghiên cứu của tập đoàn.Toàn văn luận án
* Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án xuất phát từ sự phân loại các đơn vị sự nghiệp theo nguồn tài trợ kinh phí hoạt động để chia các đơn vị sự nghiệp thành 2 loại, đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng ngân sách cấp (được thành lập bởi tập đoàn, doanh nghiệp…) và đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách cấp (do nhà nước thành lập), từ đó luận án làm rõ được cơ chế quản lý tài chính của 2 loại đơn vị sự nghiệp này.
Luận án đã hệ thống và phân tích có cơ sở khoa học về kế toán trên cơ sở dồn tích và kế toán trên cơ sở tiền mặt, đồng thời dựa trên nguồn tài chính sử dụng của các đơn vị sự nghiệp, tác giả đã lập luận và lựa chọn cơ sở kế toán phù hợp áp dụng trong các đơn vị sự nghiệp, đối với những đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng ngân sách nhà nước phải thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích, đối với các đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước trong xu hướng tự chủ tài chính và tiến tới tự chủ tài chính hoàn toàn thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích kết hợp với kế toán trên cơ sở tiền mặt. Đó cũng là xu hướng phát triển của kế toán công quốc tế hiện nay.
Luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nêu các nguyên tắc và hệ thống các nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức lựa chọn chính sách kế toán và áp dụng các nguyên tắc kế toán, tổ chức kế toán tài chính, tổ chức kế toán quản trị, tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Các nội dung của tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp đặt trọng tâm cho nghiên cứu ở các đơn vị sự nghiệp không thụ hưởng ngân sách cấp.
* Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án đã khái quát tổng quan về các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn kinh tế nhà nước, làm rõ các đặc thù riêng trong hoạt động và phân tích những ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các viện nghiên cứu. Từ kết quả khảo sát, luận án đã phản ánh thực trạng các nội dung tổ chức công tác kế toán, chỉ ra những ưu điểm và những bất cập trong việc tổ chức công tác kế toán tại các viện nghiên cứu. Đồng thời để tăng thêm cơ sở thực tiễn cho các giải pháp, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán ở một số đơn vị sự nghiệp sau khi chuyển hẳn sang chế độ tự chủ tài chính để rút ra bài học cho vấn đề đang nghiên cứu tại các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước.
* Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Từ những hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tại các viện nghiên cứu thuộc các tập đoàn kinh tế Nhà nước hiện nay, kết hợp với lý luận đã được hệ thống, luận án đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục những bất cập đã nêu. Trong đó,
Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán đặt trọng tâm cho đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị;
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tài chính đề xuất áp dụng cơ sở kế toán dồn tích và thống nhất chế độ kế toán áp dụng cho các viện là phải phù hợp với chế độ kế toán của tập đoàn, công ty mẹ, theo đó thống nhất áp dụng chế độ kế toán ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC, trên cơ sở đó các nội dung đề xuất của tổ chức kế toán tài chính được giải quyết trên nền của chế độ kế toán này và đảm bảo sự phù hợp với đặc thù riêng của các viện nghiên cứu.
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị đặt trọng tâm cho đáp ứng yêu cầu nhà quản lý trong kiểm soát được trách nhiệm của từng bộ phận, từng loại hoạt động trong hoàn thành mục tiêu chung.
Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nhằm đảm bảo công tác kế toán thực hiện theo quy định và các thông tin kế toán đảm bảo tính trung thực, khách quan, đáng tin cậy.
Để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, luận án đã đưa ra nhiều kiến nghị với nhà nước, với các tập đoàn kinh tế nhà nước Việt Nam và với các viện nghiên cứu của tập đoàn.Toàn văn luận án