Luận án của nghiên cứu sinh Vũ Quang Trọng
THÔNG TIN TÓM TẮT
VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Tên đề tài luận án: “Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 9.34.03.01
4. Họ tên NCS: Vũ Quang Trọng Mã NCS: 21AD0301002
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Phạm Đức Hiếu
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thành Hưng
6. Những đóng góp mới của luận án:
6.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:
- Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của nguyên tắc thận trọng trong kế toán, như: khái niệm, bản chất, vai trò của nguyên tắc thận trọng; các lý thuyết nền tảng của kế toán thận trọng.
- Hệ thống hóa và so sánh các mô hình đo lường MĐTT trong kế toán của các nghiên cứu tiền nhiệm, so sánh ưu điểm và hạn chế của từng mô hình để lựa chọn mô hình đo lường phù hợp với điều kiện, bối cảnh nghiên cứu tại TTCK Việt Nam.
- Hình thành mô hình nghiên cứu và phát triển 17 giả thuyết nghiên cứu về MĐTT trong kế toán, các yếu tố ảnh hưởng tới MĐTT, và tác động của MĐTT trong kế toán tới tính bền lợi nhuận của các DN phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam.
6.2 Những kết luận mới về thực tiễn:
- Luận án góp phần làm sáng tỏ mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các DN phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2022 bằng kết quả thực nghiệm theo mô hình của Givoly và Hayn (2000) và của Ball và Shivakumar (2005).
- Luận án giúp người sử dụng BCTC của các DNNY trên TTCK Việt Nam nói chung và DN phi tài chính niêm yết nói riêng đánh giá được mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại Việt Nam: theo thời gian, theo ngành/lĩnh vực, theo địa chỉ niêm yết; và có so sánh với thế giới.
- Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm đánh giá tác động của các yếu tố đến MĐTT trong kế toán và tác động của việc thực hiện nguyên tắc thận trọng đến tính bền của lợi nhuận tại các DN phi tài chính NY trên TTCK Việt Nam.
6.3 Những đề xuất mới về giải pháp:
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đã cung cấp các hàm ý chính sách và khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước (Cục QLGS KTKT, UBCKNN), DNNY, người sử dụng thông tin kế toán và các bên liên quan (Hiệp hội nghề nghiệp kế toán-kiểm toán, cơ sở đào tạo, các tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán-kiểm toán, tổ chức tư vấn, phân tích…) trong việc ban hành chính sách, thực hành kế toán, kiểm toán và sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định.
- Luận án cũng đề xuất giải pháp về việc lập và trình bày bổ sung thông tin chi tiết về mức độ thận trọng trong kế toán trên thuyết minh BCTC đối với các DNNY.