Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Vũ Thị Thu Huyền
1. Tên đề tài luận án: Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại các Bộ
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62.34.03.01
4. Họ tên NCS: Vũ Thị Thu Huyền
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: TS Nguyễn Viết Tiến
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Lê Huy Trọng
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62.34.03.01
4. Họ tên NCS: Vũ Thị Thu Huyền
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: TS Nguyễn Viết Tiến
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Lê Huy Trọng
6. Những đóng góp mới của luận án:
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa, phân tích, làm rõ và bổ sung lý luận chung về chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, kiểm toán hoạt động do KTNN thực hiện. Phân tích các quan điểm của các nhà Khoa học trong nước và ngoài nước, kinh nghiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao thế giới về kiểm toán hoạt động. Từ đó, nghiên cứu tiếp cận, bổ sung lý luận kiểm toán hoạt động trên 4 khía cạnh: tiêu chí, nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán làm cơ sở, khung lý thuyết nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do KTNN Việt Nam
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Bằng các phương pháp nghiên cứu và những minh chứng tin cậy; luận án đã mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại các Bộ do KTNN thực hiện. Từ đó, luận án chỉ ra kết quả mà KTNN đạt được, đặc biệt những hạn chế và nguyên nhân tại sao lại có hạn chế đó.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Trên cơ sở phân tích về lý luận và từ thực trạng KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại các Bộ, luận án phân tích các yêu cầu cần thiết để hoàn thiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục những bất cập đã nêu. Trong đó, hoàn thiện nhóm tiêu chí, nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại các Bộ do KTNN Việt Nam thực hiện có tính thực tiễn ứng dụng.
(1)Nhóm giải pháp hoàn thiên tiêu chí: Hoàn thiện tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tiêu chí đánh giá tính hiệu quả và tiêu chí đánh giá tính hiệu lực trong chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
(2) Nhóm giải pháp hoàn thiên nội dung kiểm toán: Nội dung kiểm toán yếu tố đầu vào: nguồn chi dành cho Bộ theo chức năng nhiệm vụ; nội dung kiểm toán hoạt động chi và nội dung kiểm toán đánh giá năng lực quản trị nội bộ của Bộ.
(3) Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán: Hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán hoạt động, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn lập và phát hành báo cáo kiểm toán và giai đoạn theo dõi, kiểm tra, thực hiện các kiến nghị kiểm toán.
(4) Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm toán: Hoàn thiện phương pháp kiểm toán theo hệ thống kiểm soát và hoàn thiện phương pháp kiểm toán trực tiếp kết quả.
Để đảm bảo các nhóm giải pháp trên có tính khả thi, luận án đã đưa ra các kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước, chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý các Bộ và các Bộ thực hiện hoạt động chi tiêu vốn ngân sách Nhà nước.
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm toán hoạt động được thực hiện bởi KTNN, đồng thời gợi mở hướng nghiên cứu trong tương lai do tính chất mới mẻ của loại hình kiểm toán hoạt động.
Toàn văn Luận án
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa, phân tích, làm rõ và bổ sung lý luận chung về chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, kiểm toán hoạt động do KTNN thực hiện. Phân tích các quan điểm của các nhà Khoa học trong nước và ngoài nước, kinh nghiệm của các cơ quan kiểm toán tối cao thế giới về kiểm toán hoạt động. Từ đó, nghiên cứu tiếp cận, bổ sung lý luận kiểm toán hoạt động trên 4 khía cạnh: tiêu chí, nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán làm cơ sở, khung lý thuyết nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do KTNN Việt Nam
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Bằng các phương pháp nghiên cứu và những minh chứng tin cậy; luận án đã mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại các Bộ do KTNN thực hiện. Từ đó, luận án chỉ ra kết quả mà KTNN đạt được, đặc biệt những hạn chế và nguyên nhân tại sao lại có hạn chế đó.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Trên cơ sở phân tích về lý luận và từ thực trạng KTHĐ đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại các Bộ, luận án phân tích các yêu cầu cần thiết để hoàn thiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm khắc phục những bất cập đã nêu. Trong đó, hoàn thiện nhóm tiêu chí, nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước tại các Bộ do KTNN Việt Nam thực hiện có tính thực tiễn ứng dụng.
(1)Nhóm giải pháp hoàn thiên tiêu chí: Hoàn thiện tiêu chí đánh giá tính kinh tế, tiêu chí đánh giá tính hiệu quả và tiêu chí đánh giá tính hiệu lực trong chi tiêu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
(2) Nhóm giải pháp hoàn thiên nội dung kiểm toán: Nội dung kiểm toán yếu tố đầu vào: nguồn chi dành cho Bộ theo chức năng nhiệm vụ; nội dung kiểm toán hoạt động chi và nội dung kiểm toán đánh giá năng lực quản trị nội bộ của Bộ.
(3) Nhóm giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán: Hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán hoạt động, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn lập và phát hành báo cáo kiểm toán và giai đoạn theo dõi, kiểm tra, thực hiện các kiến nghị kiểm toán.
(4) Nhóm giải pháp hoàn thiện phương pháp kiểm toán: Hoàn thiện phương pháp kiểm toán theo hệ thống kiểm soát và hoàn thiện phương pháp kiểm toán trực tiếp kết quả.
Để đảm bảo các nhóm giải pháp trên có tính khả thi, luận án đã đưa ra các kiến nghị với Kiểm toán Nhà nước, chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý các Bộ và các Bộ thực hiện hoạt động chi tiêu vốn ngân sách Nhà nước.
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm toán hoạt động được thực hiện bởi KTNN, đồng thời gợi mở hướng nghiên cứu trong tương lai do tính chất mới mẻ của loại hình kiểm toán hoạt động.
Toàn văn Luận án
File đính kèm