Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Vũ Thúy Hà
1. Tên đề tài luận án: Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại các tổng công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62340301
4. Họ tên NCS: Vũ Thúy Hà
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Phú Giang
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Viết Tiến
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62340301
4. Họ tên NCS: Vũ Thúy Hà
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Phú Giang
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Viết Tiến
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
– Luận án nghiên cứu các giai đoạn phát triển của kiểm toán nội bộ (KTNB) để thấy được bản chất của KTNB. Luận án cũng cho thấy KTNB hiện đại trong doanh nghiệp là một hoạt động độc lập, có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn các hoạt động của đơn vị, nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của đơn vị.
– Luận án xây dựng khung lý luận cơ bản về nội dung và quy trình KTNB, đặc biệt phân tích cách thức tiến hành các hoạt động kiểm toán trong quy trình kiểm toán khi áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo định hướng rủi ro.
– Từ kinh nghiệm KTNB ở các nước tiên tiến trên thế giới, luận án đã rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho KTNB ở Việt Nam.
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá thực tiễn KTNB trong các tổng công ty (TCT) thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để nghiên cứu và mô tả thực trạng KTNB trong các TCT. Từ đó, luận án đánh giá những thành công và những tồn tại trong nội dung và quy trình KTNB như phương pháp tiếp cận KTNB; kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường, đánh giá và phân tích rủi ro trong quy trình kiểm toán.
Kết quả phân tích định lượng cho thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến KTNB, đồng thời kết quả phân tích thống kê mô tả còn cho biết mức độ đánh giá tới 23 tiêu chí quan sát của các kiểm toán viên về KTNB, qua đó biết được những tồn tại của KTNB trong các TCT thuộc Vinacomin.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát
Từ những kết luận về đánh giá thực tiễn, luận án đưa ra một hệ thống các giải pháp hoàn thiện KTNB trong các TCT thuộc Vinacomin, cụ thể:
– Để phù hợp với xu hướng phát triển KTNB, luận án đề xuất KTNB các TCT nên áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo định hướng rủi ro. Điều này giúp KTNB hoạt động hiệu quả hơn bằng việc tập trung nhiều hơn vào các bộ phận có nhiều rủi ro. Đồng thời, để phù hợp với phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro, luận án đề xuất quy trình KTNB gồm 6 bước: Khảo sát; đánh giá rủi ro và xây dựng chương trình kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập báo cáo kiểm toán; theo dõi việc thực hiện kiến nghị và báo cáo hậu kiểm soát.
– Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng về nội dung KTNB, luận án đưa ra 2 giải pháp cho nội dung KTNB, gồm có: giải pháp cho kiểm toán hoạt động và giải pháp cho kiểm toán môi trường.
– Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KTNB và kết quả phân tích thống kê mô tả, tác giả đề xuất các giải pháp cho kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) như: nâng cao kinh nghiệm và ý thức cho KTVNB; chú trọng đào tạo KTVNB.
– Để nâng cao chất lượng KTNB trong các TCT thuộc Vinacomin, luận án đưa ra 02 giải pháp về kiểm soát chất lượng KTNB là: Kiểm soát chất lượng từng cuộc kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.Toàn văn Luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
– Luận án nghiên cứu các giai đoạn phát triển của kiểm toán nội bộ (KTNB) để thấy được bản chất của KTNB. Luận án cũng cho thấy KTNB hiện đại trong doanh nghiệp là một hoạt động độc lập, có chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn các hoạt động của đơn vị, nhằm trợ giúp cho nhà quản lý, cải thiện các hoạt động của đơn vị.
– Luận án xây dựng khung lý luận cơ bản về nội dung và quy trình KTNB, đặc biệt phân tích cách thức tiến hành các hoạt động kiểm toán trong quy trình kiểm toán khi áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo định hướng rủi ro.
– Từ kinh nghiệm KTNB ở các nước tiên tiến trên thế giới, luận án đã rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho KTNB ở Việt Nam.
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá thực tiễn KTNB trong các tổng công ty (TCT) thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng để nghiên cứu và mô tả thực trạng KTNB trong các TCT. Từ đó, luận án đánh giá những thành công và những tồn tại trong nội dung và quy trình KTNB như phương pháp tiếp cận KTNB; kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường, đánh giá và phân tích rủi ro trong quy trình kiểm toán.
Kết quả phân tích định lượng cho thấy có 05 nhân tố ảnh hưởng đến KTNB, đồng thời kết quả phân tích thống kê mô tả còn cho biết mức độ đánh giá tới 23 tiêu chí quan sát của các kiểm toán viên về KTNB, qua đó biết được những tồn tại của KTNB trong các TCT thuộc Vinacomin.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu, khảo sát
Từ những kết luận về đánh giá thực tiễn, luận án đưa ra một hệ thống các giải pháp hoàn thiện KTNB trong các TCT thuộc Vinacomin, cụ thể:
– Để phù hợp với xu hướng phát triển KTNB, luận án đề xuất KTNB các TCT nên áp dụng phương pháp tiếp cận kiểm toán theo định hướng rủi ro. Điều này giúp KTNB hoạt động hiệu quả hơn bằng việc tập trung nhiều hơn vào các bộ phận có nhiều rủi ro. Đồng thời, để phù hợp với phương pháp kiểm toán theo định hướng rủi ro, luận án đề xuất quy trình KTNB gồm 6 bước: Khảo sát; đánh giá rủi ro và xây dựng chương trình kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập báo cáo kiểm toán; theo dõi việc thực hiện kiến nghị và báo cáo hậu kiểm soát.
– Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng về nội dung KTNB, luận án đưa ra 2 giải pháp cho nội dung KTNB, gồm có: giải pháp cho kiểm toán hoạt động và giải pháp cho kiểm toán môi trường.
– Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến KTNB và kết quả phân tích thống kê mô tả, tác giả đề xuất các giải pháp cho kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) như: nâng cao kinh nghiệm và ý thức cho KTVNB; chú trọng đào tạo KTVNB.
– Để nâng cao chất lượng KTNB trong các TCT thuộc Vinacomin, luận án đưa ra 02 giải pháp về kiểm soát chất lượng KTNB là: Kiểm soát chất lượng từng cuộc kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.Toàn văn Luận án