Luận án của nghiên cứu sinh Vũ Văn Viện
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Vũ Văn Viện
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Phạm Xuân Hậu
Về lý luận: Thông qua việc tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án về: Nhân lực và phát triển nhân lực; nhân lực du lịch và phát triển nhân lực du lịch; phát triển nhân lực du lịch trong doanh nghiệp lữ hành. Nghiên cứu sinh đã chỉ ra 03 khoảng trống nghiên cứu, từ đó xác định rõ mực đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án .
Đã hệ thống hoá một số cơ sở lý luận về nhân lực, phát triển nhân lực du lịch; đặc điểm, yêu cầu, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành. Kế thừa bộ tiêu chí đánh giá nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành theo tiêu chuẩn nghề VTOS do dự án EU xây dựng để làm tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp lữ hành với 5 bậc (chứng chỉ/văn bằng) ở các vị trí công việc từ nhân viên đến quản lý.
Về thực tiễn: Qua việc lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển nhân lực tại một số công ty lữ hành trong nước, nghiên cứu sinh đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm cho phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ.
Bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh đã phân tích, đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ; thực trạng phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ giai đoạn từ 2010 – 2016. Cụ thể, đã phân tích về cơ cấu nhân lực, nhu cầu và quy hoạch nhân lực, công tác tuyển dụng nhân lực, công tác quản lý đào tạo và phát triển nhân lực, chế độ đãi ngộ nhân lực, trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành trong phát triển nghề nghiệp cho người lao động.
Từ những kết quả phân tích, đề tài luận án đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó làm cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ.
Luận án đề xuất 07 nhóm giải pháp khá đồng bộ nhằm phát triển nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc bộ gồm: (1) Nâng cao năng lực quản trị nhân lực của doanh nghiệp; (2) Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực; (3) Hoàn thiện hoạt động quản lý đào tạo và phát triển trong các doanh nghiệp; (4) Thực hiện hoạt động phát triển nghề nghiệp cho người lao động; (5) Hoàn thiện các chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động; (6) Thực hiện chính sách thu hút và duy trì những nhân viên giỏi; (7) Thông tin quản lý nhân lực trong doanh nghiệp.
Luận án đã đề xuất một số kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, với Hiệp hội du lịch, với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Bắc Bộ và các cơ sở đào tạo du lịch trong việc tạo môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng, hoàn thiện và thống nhất chương trình đào tạo… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp lữ hành vùng duyên hải Bắc Bộ nói riêng phát triển nhân lực, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.