Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Đỗ Minh Thủy

08/11/2022
  1. Tên đề tài luận án: Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

  2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

  3. Mã số9.31.01.10

  4. Họ tên NCS: Đỗ Minh Thuỷ                       Mã NCS: 16AD0410003

  5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
  6. Hướng dẫn 1: TS. Mai Thanh Lan

  7. Hướng dẫn 2: TS. Trần Thị Hoàng Hà

  8. Những đóng góp mới của luận án:
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
            Luận án xác lập được khung lý thuyết về năng lực quản lý (NLQL) của giám đốc DNNVV, khái niệm và nội dung nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương; các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao NLQL và các tiêu chí đánh giá kết quả nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương từ đó bổ sung thêm luận cứ khoa học về nâng cao NLQL phù hợp với điều kiện hiện nay cũng như làm căn cứ phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên phạm vi địa phương cấp tỉnh
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Bằng cách kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã đánh giá được thực trạng nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá thông qua các hoạt động (1) Thực thi chính sách chiến lược của Trung ương về nâng cao NLQL; (2) Ban hành chính sách chiến lược của địa phương về nâng cao NLQL trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; (3) Thực thi chính sách chiến lược của địa phương về nâng cao NLQL trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá; (4) Đánh giá và điều chỉnh chính sách chiến lược của địa phương về nâng cao NLQL trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Trong đó, chính sách chiến lược nâng cao NLQL tập trung vào ba nội dung trọng tâm là (i) tuyên truyền nâng cao nhận thức, (ii) đào tạo bồi dưỡng và (iii) tạo lập môi trường nâng cao NLQL của giám đốc. Nghiên cứu tiến hành đánh giá kết quả nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trên 2 phương diện: (1) kết quả trên góc độ QLNN với 4 tiêu chí (i) hiệu lực, (ii) hiệu quả, (iii) phù hợp và (iv) bền vững; (2) kết quả về mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc DNNVV thông qua 6 nhóm năng lực thành phần gồm: (i) kiến thức quản lý, (ii) năng lực tự quản lý, (iii) năng lực quản lý nhân sự, (iv) năng lực điều hành doanh nghiệp, (v) năng lực đổi mới sáng tạo và (vi) phẩm chất đạo đức doanh nhân. Luận án cũng đã xác định được mức độ tác động của các yếu tố (1) môi trường kinh tế xã hội, (2) năng lực cán bộ quản lý, (3) chương trình giáo dục nghề nghiệp và (4) các yếu tố thuộc về giám đốc DNNVV đến nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV từ đó phân tích đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2025 tầm nhìn 2030.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng kết hợp với phân tích quan điểm, định hướng của Đảng và Chính quyền về nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Tác gải đã đề xuất 01 mô hình và 08 nhóm giải pháp, cụ thể (1) Tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức; (2) Tăng cường công tác nghiên cứu nhu cầu trong xây dựng chính sách kế hoạch bồi dưỡng NCNLQL của GĐDNNVV; (3) Kiểm soát và cải tiến quá trình thực hiện hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao NLQL; (4) Sửa đổi cập nhật tài liệu và xây dựng chương trình bồi dưỡng linh hoạt hơn; (5) Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các đơn vị hữu quan; (6) Nâng cao tính chủ động của giám đốc trong đánh giá và xây dựng lộ trình bồi dưỡng nâng cao NLQL; (7) Nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước; (8) Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng NLQL của giám đốc DNNVV. Bên cạnh giải pháp tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao NLQL của giám đốc DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.