Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Chu Việt Cường
1. Tên đề tài luận án: Chính sách phát triển thương mại miền núi – Nghiên cứu tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Chu Việt Cường
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS. Thân Danh phúc
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Bùi Hữu Đức
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Chu Việt Cường
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS. Thân Danh phúc
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Bùi Hữu Đức
6. Những đóng góp mới của luận án:
Về lý luận: Luận án đã hệ thống và phát triển một bước những lý luận về chính sách phát triển thương mại miền núi. Trong đó, làm rõ nội hàm các khái niệm chính sách phát triển thương mại miền núi, nguyên tắc, mục tiêu, vai trò và sự cần thiết của chính sách phát triển thương mại miền núi, xây dựng mô hình nghiên cứu, tiêu chí đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển thương mại miền núi.
Luận án cũng đã phân tích thực tiễn quốc tế của Trung Quốc và Thái Lan trong việc thực hiện chính sách phát triển thương mại miền núi. Thông qua thực tiễn của các nước là bài học kinh nghiệm giúp cho chính sách phát triển thương mại miền núi của Việt Nam hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Về thực tiễn: Trên cơ sở phác thảo những nét tổng quan về chính sách phát triển thương mại miền núi, luận án đã vận dụng mô hình và các phương pháp nghiên cứu định tính và kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên gia phù hợp để phân tích thực trạng của 06 chính sách phát triển thương mại miền núi chủ yếu, thực trạng chính sách của trung ương và triển khai, thực hiện ở 05 tỉnh miền núi phía Bắc chọn điển hình và tiến hành đánh giá chính sách phát triển thương mại miền núi nước ta thông qua các tiêu chí đánh giá chính sách được xác lập ở phần lý luận của luận án, luận án đã sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích và đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện thực trạng chính sách phát triển thương mại miền núi thời gian qua. Luận án cũng đã đưa ra được những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng, những vấn đề có tính đột phá nhằm hoàn thiện các chính sách phát triển thương mại miền núi của Việt Nam trong thời gian tới; mức độ tác động của chính sách thương mại hiện hành tới phát triển thương mại miền núi; và sự thỏa mãn với chính sách phát triển thương mại miền núi hiện hành. Đây là những luận cứ thực tiễn quan trọng để đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách.
Dựa trên các luận cứ lí luận và thực tiễn trên, những thực tiễn quốc tế và bài học kinh ngiệm rút ra cùng các dự báo phát triển, xu thế phát triển của thương mại miền núi, luận án đã đề xuất một cách hệ thống các định hướng, quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chính sách phát triển thương mại miền núi Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể dựa trên 06 chính sách phát triển thương mại miền núi cơ bản để hoàn thiện chính sách phát triển thương mại miền núi của Việt Nam.
Toàn văn Luận án
Về lý luận: Luận án đã hệ thống và phát triển một bước những lý luận về chính sách phát triển thương mại miền núi. Trong đó, làm rõ nội hàm các khái niệm chính sách phát triển thương mại miền núi, nguyên tắc, mục tiêu, vai trò và sự cần thiết của chính sách phát triển thương mại miền núi, xây dựng mô hình nghiên cứu, tiêu chí đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển thương mại miền núi.
Luận án cũng đã phân tích thực tiễn quốc tế của Trung Quốc và Thái Lan trong việc thực hiện chính sách phát triển thương mại miền núi. Thông qua thực tiễn của các nước là bài học kinh nghiệm giúp cho chính sách phát triển thương mại miền núi của Việt Nam hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Về thực tiễn: Trên cơ sở phác thảo những nét tổng quan về chính sách phát triển thương mại miền núi, luận án đã vận dụng mô hình và các phương pháp nghiên cứu định tính và kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên gia phù hợp để phân tích thực trạng của 06 chính sách phát triển thương mại miền núi chủ yếu, thực trạng chính sách của trung ương và triển khai, thực hiện ở 05 tỉnh miền núi phía Bắc chọn điển hình và tiến hành đánh giá chính sách phát triển thương mại miền núi nước ta thông qua các tiêu chí đánh giá chính sách được xác lập ở phần lý luận của luận án, luận án đã sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích và đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện thực trạng chính sách phát triển thương mại miền núi thời gian qua. Luận án cũng đã đưa ra được những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng, những vấn đề có tính đột phá nhằm hoàn thiện các chính sách phát triển thương mại miền núi của Việt Nam trong thời gian tới; mức độ tác động của chính sách thương mại hiện hành tới phát triển thương mại miền núi; và sự thỏa mãn với chính sách phát triển thương mại miền núi hiện hành. Đây là những luận cứ thực tiễn quan trọng để đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách.
Dựa trên các luận cứ lí luận và thực tiễn trên, những thực tiễn quốc tế và bài học kinh ngiệm rút ra cùng các dự báo phát triển, xu thế phát triển của thương mại miền núi, luận án đã đề xuất một cách hệ thống các định hướng, quan điểm, mục tiêu hoàn thiện chính sách phát triển thương mại miền núi Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể dựa trên 06 chính sách phát triển thương mại miền núi cơ bản để hoàn thiện chính sách phát triển thương mại miền núi của Việt Nam.
Toàn văn Luận án