Luận án của nghiên cứu sinh Đặng Nguyên Mạnh
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62.34.03.01
4. Họ tên NCS: Đặng Nguyên Mạnh
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy
Hướng dẫn 2: PGS.TS Vũ Mạnh Chiến
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã tổng kết, tiếp cận cơ sở lý luận về KTQTCP gắn liền với các chức năng quản trị trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức thực hiện, chức năng kiểm soát, đánh giá chi phí và thông tin kế toán quản trị chi phí hỗ trợ việc ra quyết định. Điểm mới là các nội dung được phân tích, kết nối một cách khách quan từ các chức năng quản trị doanh nghiệp và nhu cầu thông tin KTQTCP phục vụ nhà quản trị. Mặt khác, ba nhóm nhân tố lý thuyết có thể ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP là: Nhóm nhân tố con người, nhóm nhân tố tổ chức, nhóm nhân tố bên ngoài đã được tổng hợp và đề xuất. Sáu bài học kinh nghiệm được rút ra trên cơ sở nghiên cứu KTQTCP của thế giới, làm tiền đề triển khai KTQTCP tại các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Luận án đã xác định được thực trạng các phương pháp, kỹ thuật mà KTQTCP sử dụng được phản ánh trung thực, làm cơ sở để luận án đưa ra hệ thống các giải pháp gắn liền với từng chức năng quản trị doanh nghiệp. Từ việc phân loại chi phí, xây dựng hệ thống định mức, dự toán chi phí, tổ chức thu thập thông tin về chi phí, kiểm soát, kiểm tra, đánh giá chi phí, và đặc biệt sử dụng thông tin kế toán quản trị chi phí để ra các quyết định mà doanh nghiệp quan tâm như: Xác định điểm hòa vốn từng sản phẩm, kết cấu chi phí; các quyết định về giá bán sản phẩm trên thị trường; quyết định chấp nhận hoặc từ chối đơn hàng đặc biệt....Mặt khác thực trạng tác động của từng nhân tố đến ứng dụng KTQTCP trong các doanh nghiệp cũng đã được nhận diện để kết hợp đưa ra các giải pháp tổng thể thúc đẩy ứng dụng KTQTCP trong thực tế.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Từ việc đánh giá được thực trạng các phương pháp, kỹ thuật mà KTQTCP đang sử dụng gắn liền với các chức năng quản trị, các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, luận án đã chỉ ra những kết quả đạt được, một số hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đã phân tích các nguyên tắc, yêu cầu hoàn thiện để đưa ra hệ thống các giải pháp về KTQTCP gắn liền với từng chức năng quản trị doanh nghiệp. Đó là hoàn thiện việc xác định nội dung, phân loại chi phí; hoàn thiện KTQTCP với chức năng lập kế hoạch; hoàn thiện KTQTCP với chức năng tổ chức thực hiện; hoàn thiện KTQTCP với chức năng kiểm soát, đánh giá; hoàn thiện sử dụng thông tin KTQTCP để hỗ trợ ra quyết định và các giải pháp liên quan đến nhóm nhân tố con người, nhóm nhân tố tổ chức, nhóm nhân tố bên ngoài để tạo điều kiện cho việc ứng dụng KTQTCP trong mỗi doanh nghiệp. Các kết quả này có thể là tài liệu tham khảo giá trị cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Giúp các cơ quan chức năng của tỉnh, mỗi doanh nghiệp sản xuất gốm sứ xây dựng đánh giá được thực trạng, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch nhằm hoàn thiện, sử dụng hiệu quả các công cụ của KTQTCP để phục vụ các chức năng quản trị doanh nghiệp.
Toàn văn luận án