Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Dương Hoàng Anh
1. Tên luận án: “Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với các nước Đông Á đến năm 2030”
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Dương Hoàng Anh
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Hà Văn Sự
Hướng dẫn 2: TS. Thân Danh Phúc
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Dương Hoàng Anh
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Hà Văn Sự
Hướng dẫn 2: TS. Thân Danh Phúc
6. Những đóng góp mới của luận án:
Về lý luận
Luận án đã hệ thống và phát triển một bước những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ thương mại (QHTM) giữa các quốc gia. Bên cạnh làm rõ bản chất, hình thức và tiêu chí đánh giá phát triển QHTM giữa các quốc gia, luận án tập trung nghiên cứu nguyên tắc, yêu cầu và nguyên lý phát triển QHTM giữa các quốc gia. Trong đó, nguyên lý phát triển QHTM giữa các quốc gia tập trung vào hai nội dung chính là: Nhà nước tạo khuôn khổ cho việc thiết lập QHTM, Nhà nước sử dụng các công cụ/biện pháp để phát triển QHTM. Luận án cũng phân tích những nhân tố khu vực, quốc tế (toàn cầu hóa, xu hướng tự do hóa thương mại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự xuất hiện các vấn đề mới trong quan hệ quốc tế...) và nhân tố trong nước (chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia, các điều kiện để phát triển QHTM giữa các quốc gia như luật pháp và chính sách trong nước, kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội, năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực...) ảnh hưởng đến phát triển QHTM giữa các quốc gia. Ngoài ra, luận án làm rõ cơ sở thực tiễn qua kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu được lựa chọn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và rút ra bài học với Việt Nam trong phát triển QHTM, đặc biệt với khu vực Đông Á.
Về thực tiễn
Trên cơ sở khái quát tiềm năng của Việt Nam trong phát triển QHTM với các nước Đông Á và thực trạng phát triển QHTM khu vực Đông Á, luận án đi sâu phân tích thực trạng phát triển QHTM Việt Nam với các nước Đông Á giai đoạn 2007 đến nay. Các nội dung phân tích tập trung làm rõ thực trạng phát triển QHTM Việt Nam với Đông Á, chính sách Việt Nam đã áp dụng trong phát triển QHTM với Đông Á.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phỏng vấn chuyên gia để phân tích và đưa ra nhận định, đánh giá về thành công, tồn tại từ thực tiễn phát triển QHTM Việt Nam với Đông Á giai đoạn 2007 đến nay. Kết quả phát triển QHTM Việt Nam – Đông Á thể hiện ở việc thúc đẩy phát triển quan hệ với nhiều hình thức và cấp độ, xác lập khuôn khổ cho phát triển, tạo dựng các cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy phát triển QHTM, gia tăng quy mô thương mại, phát triển đa dạng các quan hệ về kinh tế, giao lưu văn hóa, đầu tư... Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra hạn chế trong việc tổ chức thực hiện chính sách, phối hợp giải quyết những bất đồng và hạn chế từ thực tiễn phát triển QHTM.
Những đề xuất, kiến nghị
Trên cơ sở những luận cứ, lý luận và thực tiễn nghiên cứu với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN, luận án đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát triển QHTM Việt Nam – Đông Á đến năm 2030. Trong đó, các giải pháp tập trung vào các nhóm vấn đề: xây dựng khung khổ hợp tác toàn diện và đi vào chiều sâu với Đông Á, đẩy mạnh đàm phán với các quốc gia trong khu vực Đông Á, tăng cường trao đổi thông tin hai chiều cấp chính phủ, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề nhập siêu, phối hợp thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại... Ngoài ra, để thực hiện giải pháp này, luận án cũng đề xuất một số giải pháp điều kiện như tiếp tục thực hiện đột phá trong đổi mới tư duy hội nhập, nâng cao nhận thức xã hội về hội nhập và phát triển QHTM trong bối cảnh mới, cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện pháp luật, tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý.
Toàn văn luận án
Về lý luận
Luận án đã hệ thống và phát triển một bước những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển quan hệ thương mại (QHTM) giữa các quốc gia. Bên cạnh làm rõ bản chất, hình thức và tiêu chí đánh giá phát triển QHTM giữa các quốc gia, luận án tập trung nghiên cứu nguyên tắc, yêu cầu và nguyên lý phát triển QHTM giữa các quốc gia. Trong đó, nguyên lý phát triển QHTM giữa các quốc gia tập trung vào hai nội dung chính là: Nhà nước tạo khuôn khổ cho việc thiết lập QHTM, Nhà nước sử dụng các công cụ/biện pháp để phát triển QHTM. Luận án cũng phân tích những nhân tố khu vực, quốc tế (toàn cầu hóa, xu hướng tự do hóa thương mại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự xuất hiện các vấn đề mới trong quan hệ quốc tế...) và nhân tố trong nước (chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia, các điều kiện để phát triển QHTM giữa các quốc gia như luật pháp và chính sách trong nước, kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội, năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực...) ảnh hưởng đến phát triển QHTM giữa các quốc gia. Ngoài ra, luận án làm rõ cơ sở thực tiễn qua kinh nghiệm của một số quốc gia tiêu biểu được lựa chọn là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và rút ra bài học với Việt Nam trong phát triển QHTM, đặc biệt với khu vực Đông Á.
Về thực tiễn
Trên cơ sở khái quát tiềm năng của Việt Nam trong phát triển QHTM với các nước Đông Á và thực trạng phát triển QHTM khu vực Đông Á, luận án đi sâu phân tích thực trạng phát triển QHTM Việt Nam với các nước Đông Á giai đoạn 2007 đến nay. Các nội dung phân tích tập trung làm rõ thực trạng phát triển QHTM Việt Nam với Đông Á, chính sách Việt Nam đã áp dụng trong phát triển QHTM với Đông Á.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phỏng vấn chuyên gia để phân tích và đưa ra nhận định, đánh giá về thành công, tồn tại từ thực tiễn phát triển QHTM Việt Nam với Đông Á giai đoạn 2007 đến nay. Kết quả phát triển QHTM Việt Nam – Đông Á thể hiện ở việc thúc đẩy phát triển quan hệ với nhiều hình thức và cấp độ, xác lập khuôn khổ cho phát triển, tạo dựng các cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy phát triển QHTM, gia tăng quy mô thương mại, phát triển đa dạng các quan hệ về kinh tế, giao lưu văn hóa, đầu tư... Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra hạn chế trong việc tổ chức thực hiện chính sách, phối hợp giải quyết những bất đồng và hạn chế từ thực tiễn phát triển QHTM.
Những đề xuất, kiến nghị
Trên cơ sở những luận cứ, lý luận và thực tiễn nghiên cứu với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và ASEAN, luận án đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm phát triển QHTM Việt Nam – Đông Á đến năm 2030. Trong đó, các giải pháp tập trung vào các nhóm vấn đề: xây dựng khung khổ hợp tác toàn diện và đi vào chiều sâu với Đông Á, đẩy mạnh đàm phán với các quốc gia trong khu vực Đông Á, tăng cường trao đổi thông tin hai chiều cấp chính phủ, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết vấn đề nhập siêu, phối hợp thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại... Ngoài ra, để thực hiện giải pháp này, luận án cũng đề xuất một số giải pháp điều kiện như tiếp tục thực hiện đột phá trong đổi mới tư duy hội nhập, nâng cao nhận thức xã hội về hội nhập và phát triển QHTM trong bối cảnh mới, cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện pháp luật, tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý.
Toàn văn luận án