Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Dương Thị Mỹ Hoàng
1. Tên đề tài luận án: Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh trong các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số:9340301
4. Họ tên NCS: Dương Thị Mỹ Hoàng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Đỗ Minh Thành
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Hà Thị Thúy Vân
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số:9340301
4. Họ tên NCS: Dương Thị Mỹ Hoàng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Đỗ Minh Thành
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Hà Thị Thúy Vân
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
(1) Luận án đã hệ thống hóa, phân tích, làm rõ hơn những lý luận chung về CPSXKD trong các DN trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế như: khái niệm, bản chất, phương pháp phân loại CPSXKD và yêu cầu quản lý CPSXKD trong các DN. Đây là cơ sở cho việc thực hiện kế toán CPSXKD trong các DN.
(2) Luận án đã hệ thống hoá, phân tích và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về kế toán CPSXKD trong các DNSX dưới hai góc độ là KTTCvà KTQT. Cụ thể: Dưới góc độ KTTC, đã làm rõ nguyên tắc kế toán CPSXKD, xác định và ghi nhận CPSXKD, và trình bày thông tin CPSXKD. Dưới góc độ KTQT, đã làm rõ những nội dung của KTQT CPSXKD gồm: Xây dựng định mức CPSXKD, lập dự toán CPSXKD, thu thập thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị, phân tích các thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị.
(3) Luận án đã khái quát kế toán CPSXKD theo hệ thống kế toán của các nước phát triển. Trên cơ sở đó, rút ra bài học và kinh nghiệm về kế toán CPSXKD trong các DNSX ở Việt Nam.
6.2. Những đóng góp mới về thực tiễn
(1) Luận án đã nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng kế toán CPSXKD trong các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung trên các nội dung: Phân loại CPSXKD, kế toán CPSXKD theo quan điểm KTTC (nguyên tắc kế toán chi phí chi phối KTCPSXKD, xác định CPSXKD, ghi nhận CPSXKD, trình bày thông tin CPSXKD), KTCPSXKD theo quan điểm KTQT (xây dựng định mức CPSXKD, lập dự toán CPSXKD, thu thập thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị, phân tích thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị).
(2) Qua phân tích thực trạng kế toán CPSXKD tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung, luận án đã đưa ra những kết luận về những ưu điểm; những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về kế toán CPSXKD tại các công ty trên cả hai góc độ KTTC và KTQT. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSXKD tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
(3) Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị để thực hiện giải pháp từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng, từ phía các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
Toàn văn luận án
6.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
(1) Luận án đã hệ thống hóa, phân tích, làm rõ hơn những lý luận chung về CPSXKD trong các DN trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế như: khái niệm, bản chất, phương pháp phân loại CPSXKD và yêu cầu quản lý CPSXKD trong các DN. Đây là cơ sở cho việc thực hiện kế toán CPSXKD trong các DN.
(2) Luận án đã hệ thống hoá, phân tích và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về kế toán CPSXKD trong các DNSX dưới hai góc độ là KTTCvà KTQT. Cụ thể: Dưới góc độ KTTC, đã làm rõ nguyên tắc kế toán CPSXKD, xác định và ghi nhận CPSXKD, và trình bày thông tin CPSXKD. Dưới góc độ KTQT, đã làm rõ những nội dung của KTQT CPSXKD gồm: Xây dựng định mức CPSXKD, lập dự toán CPSXKD, thu thập thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị, phân tích các thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị.
(3) Luận án đã khái quát kế toán CPSXKD theo hệ thống kế toán của các nước phát triển. Trên cơ sở đó, rút ra bài học và kinh nghiệm về kế toán CPSXKD trong các DNSX ở Việt Nam.
6.2. Những đóng góp mới về thực tiễn
(1) Luận án đã nghiên cứu, phân tích làm rõ thực trạng kế toán CPSXKD trong các công ty sx thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung trên các nội dung: Phân loại CPSXKD, kế toán CPSXKD theo quan điểm KTTC (nguyên tắc kế toán chi phí chi phối KTCPSXKD, xác định CPSXKD, ghi nhận CPSXKD, trình bày thông tin CPSXKD), KTCPSXKD theo quan điểm KTQT (xây dựng định mức CPSXKD, lập dự toán CPSXKD, thu thập thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị, phân tích thông tin CPSXKD phục vụ yêu cầu quản trị).
(2) Qua phân tích thực trạng kế toán CPSXKD tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung, luận án đã đưa ra những kết luận về những ưu điểm; những hạn chế và nguyên nhân hạn chế về kế toán CPSXKD tại các công ty trên cả hai góc độ KTTC và KTQT. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSXKD tại các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
(3) Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị để thực hiện giải pháp từ phía Nhà nước, các cơ quan chức năng, từ phía các công ty sản xuất thép Việt Nam trên địa bàn các tỉnh miền Trung.
Toàn văn luận án