Luận án của nghiên cứu sinh Dương Văn Hòa
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Dương Văn Hòa
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS Phạm Công Đoàn Hướng dẫn 2: TS Lưu Đức Hải
6. Những kết luận mới của luận án:
6.1. về lý luận:
– Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước và chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước. Thông qua hệ thống hoá một số khái niệm cơ bản, luận án đã đưa ra được khái niệm “Doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước” và khái niệm “Chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước”. Trên cơ sở đó đưa ra được các mục tiêu, nguyên tắc, qui trình, phân loại và các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước.
– Xác định sáu tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước: (i) Tính hiệu lực; (ii) Tính hiệu quả; (iii) Tính công bằng; (iv) Tính bền vững; (v) Tính phù hợp; (vi) Tính đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng chính sách.
– Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ở một số nước có nét tương đồng với Việt Nam và một số nước phát triển, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước.
6.2. về thực tiễn:
– Xác định những đặc thù của doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ngành dệt may (ảnh hưởng đến chính sách nhà nước nhà nước nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập sau cổ phần hóa), khảo sát và phân tích thực trạng chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ngành dệt may thông qua: (i) Mục tiêu, công cụ của chính sách; (ii) Chính sách tái cấu trúc mô hình hoạt động của doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam; (iii) Chính sách quản lý và đầu tư phần vốn nhà nước; (iv) Chính sách đối với người lao động; (v) Chính sách quản lý và điều hành; (vi) Chính sách giải quyết những vấn đề còn tồn tại khác, phát sinh sau cổ phần hóa doanh nghiệp dệt may Nhà nước.
– Đánh giá chính sách theo sáu tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ngành Dệt may ở Việt Nam hiện nay bằng phương pháp định tính kết hợp với kết quả điều tra xã hội học được xử lý bằng phần mềm SPSS.16. Từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân chính dẫn đến những thành công, hạn chế trong chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ngành dệt may ở Việt Nam thời gian qua.
6.3. Về kết quả:
– Từ việc nhận dạng cơ hội, thách thức và định hướng đổi mới, cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đã đưa ra bẩy quan điểm, năm mục tiêu và sáu định hướng hoàn thiện chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ngành dệt may.
– Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, định hướng, luận án đề xuất sáu nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước đối với doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước ngành Dệt may: (i) Giải pháp hoàn thiện mục tiêu, công cụ của chính sách; (ii) Chính sách tái cấu trúc mô hình hoạt động của doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam; (iii) Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý và đầu tư phần vốn nhà nước; (iv) Giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người lao động; (v) Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý điều hành; (vi) Chính sách giải quyết những vấn đề còn tồn tại khác, phát sinh sau cổ phần hóa từ doanh nghiệp dệt may Nhà nước.
Bằng cách đó, nghiên cứu sinh đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu và có những đóng góp mới về lí luận và thực tiễn./.