Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án của nghiên cứu sinh Hoàng Thị Tâm

28/12/2022

THÔNG TIN TÓM TẮT

VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

1.Tên đề tài luận án

: Nghiên cứu vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam

2. Chuyên ngành

: Kế toán

3. Mã số

: 934.03.01

4. Họ tên nghiên cứu sinh

: Hoàng Thị Tâm              Mã NCS: 17A D0301 005

5. Người hướng dẫn khoa học

: 1. PGS, TS.  Lê Thị Thanh Hải

2. PGS, TS. Phạm Đức Hiếu

6. Những đóng góp mới của luận án

: Những đóng góp mới của luận án

 

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

              Luận án góp phần hệ thống hóa tương đối toàn diện cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị (KTQT) trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo hướng tiếp cận riêng, đó là nghiên cứu KTQT gắn với các kỹ thuật KTQT nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị (NQT) hướng tới thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp (gồm: hoạch định, tổ chức và điều hành, lãnh đạo và kiểm soát, ra quyết định, quản trị chiến lược) với 5 nội dung cơ bản: (1) Lập dự toán sản xuất kinh doanh (SXKD); (2) Xác định chi phí và giá thành; (3) Đo lường thành quả hoạt động; (4) Hỗ trợ ra quyết định; (5) Hỗ trợ quản trị chiến lược.

              Đồng thời, luận án đã phân tích các lý thuyết nền tảng từ đó đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong DNNVV.

          Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn

              Bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án đã khảo sát, phân tích, đánh giá khái quát thực trạng mức độ và sự khác biệt về vận dụng KTQT gắn với vận dụng các kỹ thuật KTQT giữa 2 nhóm DN sản xuất quy mô nhỏ và quy vừa tại Việt Nam theo 5 nội dung đã xác định, gồm: (1) Lập dự toán SXKD; (2) Xác định chi phí và giá thành; (3) Đo lường thành quả hoạt động; (4) Hỗ trợ ra quyết định; (5) Hỗ trợ quản trị chiến lược.

              Đồng thời, luận án cũng đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của 05 nhân tố đến vận dụng KTQT trong các DN sản xuất nhỏ và vừa tại Việt Nam, lần lượt là: (1) Nhận thức của NQT; (2) Năng lực kế toán; (3) Công nghệ; (4) Văn hóa doanh nghiệp; và (5) Mức độ cạnh tranh của thị trường.

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các khuyến nghị với DN sản xuất nhỏ và vừa để thúc đẩy vận dụng KTQT trong các DN sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam gắn với vận dụng các kỹ thuật KTQT liên quan đến 05 nội dung cơ bản của KTQT đã xác định, trong đó nhấn mạnh việc vận dụng linh hoạt và đa dạng hóa các kỹ thuật KTQT để lập dự toán SXKD; tăng cường vận dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại phù hợp với đặc thù đơn vị để xác định chi phí, tính giá thành và đo lường thành quả hoạt động; vận dụng đồng bộ các kỹ thuật KTQT bao gồm cả kỹ thuật KTQT truyền thống và hiện đại nhằm hỗ trợ NQT ra quyết định ngắn hạn, dài hạn và quản trị chiến lược.

Đồng thời, từ kết quả kiểm định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng KTQT trong các DN sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam, luận án cũng đưa ra các điều kiện cần thực hiện để thúc đẩy vận dụng KTQT trong DN như thay đổi nhận thức của NQT, tăng cường năng lực kế toán, áp dụng công nghệ hiện đại, xậy dựng văn hóa doanh nghiệp và chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh.

Để góp phần thúc đẩy vận dụng KTQT trong các DN sản xuất nhỏ và vừa Việt Nam, luận án cũng đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở đào tạo, các tổ chức nghề nghiệp phù hợp với vị trí, vai trò và chức năng của từng đơn vị.