Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Lã Tiến Dũng
1. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu khu vực nông thôn đồng bằng Sông Hồng của các doanh nghiệp Việt Nam
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Lã Tiến Dũng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Lã Tiến Dũng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
6. Những đóng góp mới của luận án:
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án góp phần làm rõ nội hàm và các khía cạnh liên quan đến hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn. Hệ thống hóa và làm rõ khung lý luận về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp gắn với những đặc trưng riêng ở khu vực nông thôn, bao gồm: Phân tích tình thế và xác định mục tiêu đối với hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn của doanh nghiệp, quy hoạch hệ thống điểm bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn của doanh nghiệp, thiết kế các chính sách bán lẻ hỗn hợp cho khu vực nông thôn của doanh nghiệp theo định hướng “4As” (Khả năng chi trả – Affordability, Sự sẵn có – Availability, Sự chấp nhận – Acceptability, Sự nhận biết – Awareness) nhằm đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nông thôn.
Bên cạnh đó, luận án đã hệ thống hóa được các tiêu chí đánh giá hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn của doanh nghiệp thành 3 nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí tài chính, nhóm tiêu chí liên quan đến mức độ hài lòng của khách hàng và nhóm các tiêu chí khác. Đặc biệt trong nhóm các tiêu chí khác, luận án có đóng góp về mặt lý luận thông qua việc đề xuất thêm các tiêu chí khác đánh giá hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp về mặt xã hội, cá nhân và định vị hình ảnh.
Đây được coi là những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận vì phần lớn các nghiên cứu trước đây tập trung vào lý thuyết chung về hệ thống bán lẻ không có sự phân biệt cho khu vực nông thôn hay thành thị, thường gắn với bối cảnh các nước phát triển, không phù hợp với điều kiện nông thôn nước ta. Vì vậy, luận án góp phần làm rõ khung lý luận về hệ thống bán lẻ gắn với đặc thù hàng tiêu dùng thiết yếu và dành riêng cho khu vực nông thôn, cùng với đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hệ thống bán lẻ đầy đủ hơn là những đóng góp mới và có giá trị tham khảo.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và tin cậy về thực trạng hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Qua phân tích, đánh giá thực trạng, luận án đã rút ra các kết luận mới, đáng chú ý về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở nông thôn đồng bằng sông Hồng của doanh nghiệp Việt Nam:
Các doanh nghiệp phần lớn có quy mô hạn chế, thiếu liên kết, chưa hình thành những hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu quy mô đủ lớn, thực sự hiện đại bao phủ thị trường nông thôn
Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa hoạch định chiến lược bán lẻ bài bản, thiếu quy hoạch địa điểm cho hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng
Doanh nghiệp chưa thực sự có chính sách bán lẻ hỗn hợp liên quan đến phổ hàng hóa, giá cả, bố trí cửa hàng phù hợp riêng cho khu vực nông thôn.
Chất lượng đội ngũ nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.
Doanh nghiệp cò nhiều hạn chế trong áp dụng trang thiết bị, khoa học công nghệ vào hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Trên cơ sở nhận định về thực trạng và các nguyên nhân khách quan, chủ quan, luận án đã đánh giá được tiềm năng, thời cơ thách thức, cũng như quan điểm trong việc hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025.
Luận án đề xuất 06 giải pháp mang tính định hướng và có khả năng ứng dụng cao đối với doanh nghiệp, gồm: Hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu gắn với chiến lược bán lẻ dài hạn của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Hoàn thiện cấu trúc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Cải tiến kỹ thuật quy hoạch hệ thống địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, thiết kế phổ mặt hàng phù hợp với khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Nâng cao năng lực quản lý, trình độ đội ngũ lao động; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, luận án cũng kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và địa phương có cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường bán lẻ thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2025. Kiến nghị đề xuất đến một số cơ chế chính sách như:
Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển thương mại trong nước, vừa hội nhập vừa bảo hộ doanh nghiệp trong nước, quy hoạch hệ thống bán lẻ đồng bộ.
Chính sách thu hút, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư hệ thống bán lẻ về nông thôn: thuế, tín dụng, pháp lý, thủ tục hành chính.
Toàn văn luận án
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án góp phần làm rõ nội hàm và các khía cạnh liên quan đến hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng nông thôn. Hệ thống hóa và làm rõ khung lý luận về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp gắn với những đặc trưng riêng ở khu vực nông thôn, bao gồm: Phân tích tình thế và xác định mục tiêu đối với hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn của doanh nghiệp, quy hoạch hệ thống điểm bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn của doanh nghiệp, thiết kế các chính sách bán lẻ hỗn hợp cho khu vực nông thôn của doanh nghiệp theo định hướng “4As” (Khả năng chi trả – Affordability, Sự sẵn có – Availability, Sự chấp nhận – Acceptability, Sự nhận biết – Awareness) nhằm đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nông thôn.
Bên cạnh đó, luận án đã hệ thống hóa được các tiêu chí đánh giá hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn của doanh nghiệp thành 3 nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí tài chính, nhóm tiêu chí liên quan đến mức độ hài lòng của khách hàng và nhóm các tiêu chí khác. Đặc biệt trong nhóm các tiêu chí khác, luận án có đóng góp về mặt lý luận thông qua việc đề xuất thêm các tiêu chí khác đánh giá hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp về mặt xã hội, cá nhân và định vị hình ảnh.
Đây được coi là những đóng góp mới của luận án về mặt lý luận vì phần lớn các nghiên cứu trước đây tập trung vào lý thuyết chung về hệ thống bán lẻ không có sự phân biệt cho khu vực nông thôn hay thành thị, thường gắn với bối cảnh các nước phát triển, không phù hợp với điều kiện nông thôn nước ta. Vì vậy, luận án góp phần làm rõ khung lý luận về hệ thống bán lẻ gắn với đặc thù hàng tiêu dùng thiết yếu và dành riêng cho khu vực nông thôn, cùng với đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hệ thống bán lẻ đầy đủ hơn là những đóng góp mới và có giá trị tham khảo.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và tin cậy về thực trạng hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Qua phân tích, đánh giá thực trạng, luận án đã rút ra các kết luận mới, đáng chú ý về hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở nông thôn đồng bằng sông Hồng của doanh nghiệp Việt Nam:
Các doanh nghiệp phần lớn có quy mô hạn chế, thiếu liên kết, chưa hình thành những hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu quy mô đủ lớn, thực sự hiện đại bao phủ thị trường nông thôn
Các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chưa hoạch định chiến lược bán lẻ bài bản, thiếu quy hoạch địa điểm cho hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng
Doanh nghiệp chưa thực sự có chính sách bán lẻ hỗn hợp liên quan đến phổ hàng hóa, giá cả, bố trí cửa hàng phù hợp riêng cho khu vực nông thôn.
Chất lượng đội ngũ nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn.
Doanh nghiệp cò nhiều hạn chế trong áp dụng trang thiết bị, khoa học công nghệ vào hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Trên cơ sở nhận định về thực trạng và các nguyên nhân khách quan, chủ quan, luận án đã đánh giá được tiềm năng, thời cơ thách thức, cũng như quan điểm trong việc hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025.
Luận án đề xuất 06 giải pháp mang tính định hướng và có khả năng ứng dụng cao đối với doanh nghiệp, gồm: Hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu gắn với chiến lược bán lẻ dài hạn của doanh nghiệp ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Hoàn thiện cấu trúc hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Cải tiến kỹ thuật quy hoạch hệ thống địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, thiết kế phổ mặt hàng phù hợp với khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng; Nâng cao năng lực quản lý, trình độ đội ngũ lao động; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu của doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, luận án cũng kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương và địa phương có cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường bán lẻ thuận lợi giúp doanh nghiệp Việt Nam hoàn thiện hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng thiết yếu ở khu vực nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2025. Kiến nghị đề xuất đến một số cơ chế chính sách như:
Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển thương mại trong nước, vừa hội nhập vừa bảo hộ doanh nghiệp trong nước, quy hoạch hệ thống bán lẻ đồng bộ.
Chính sách thu hút, ưu đãi doanh nghiệp đầu tư hệ thống bán lẻ về nông thôn: thuế, tín dụng, pháp lý, thủ tục hành chính.
Toàn văn luận án