Luận án của nghiên cứu sinh Lê Thị Hiền
THÔNG TIN NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Tên đề luận án tiến sĩ: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam
2. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
3. Họ tên NCS: Lê Thị Hiền
Mã NCS: 17BD0102001
4. Mã số: 934.01.01
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Phạm Công Đoàn
Hướng dẫn 2: TS. Trần Thị Hoàng Hà
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
- Hệ thống hóa, xây dựng và làm rõ khung lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bao gồm: Khái niệm (doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao), Đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao); Hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (quy hoạch, kế hoạch; thu hút, tuyển dụng, sử dụng; đào tạo; đánh giá, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao); Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (02 nhóm tiêu chí: nhóm tiêu chí đánh giá sự chuyển biến về số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; và nhóm tiêu chí đánh giá về hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực chất lượng cao)
- Nghiên cứu, nhận diện, phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm cơ sở để xây dựng mô hình định lượng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với 01 biến phụ thuộc (phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao), 09 biến độc lập (yếu tố: Chiến lược, chính sách của Nhà nước và ngành nông nghiệp; Khoa học công nghệ; Giáo dục-đào tạo; Thị trường lao động; Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp; Đặc điểm nội tại của bản thân người lao động; Khả năng tài chính của doanh nghiệp và Môi trường làm việc) và đề xuất đưa vào mô hình nghiên cứu 01 biến kiểm soát là lĩnh vực ngành nghề nhằm kiểm tra khác biệt trong kết quả phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, 09 giả thuyết nghiên cứu (từ H1 – H9) được thiết lập để xây dựng mô hình định lượng.
6.2. Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
- Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 (thực trạng các nội dung, hoạt động, tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam).
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam và xác lập được phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa các biến là: PTNNL = 0.386 + 0.355*KHCN + 0.09*GDĐT + 0.164*TTLĐ + 0.05*CLKD + + 0.085*QĐLĐ + 0.066*ĐĐNL + 0.278*NLTC + 0.113*MTLV. Luận án cũng chỉ ra rằng khoa học công nghệ có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam (trình độ khoa học công nghệ tăng cũng sẽ kéo theo việc ứng dụng công nghệ phục vụ cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao).
- Đánh giá những thành công và hạn chế trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam, trong đó hạn chế gồm: (i) Về nội dung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (ii) Về các hoạt động phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời luận án cũng đã chỉ ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra những hạn chế, tồn tại đó.
6.3. Những đề xuất mới về giải pháp và kiến nghị
- Luận án đã nêu các phương hướng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030
- Phân tích một số dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030.
- Đề xuất 07 nhóm giải pháp và 02 kiến nghị có cơ sở thực tiễn, khả thi nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2030 bao gồm: (i) giải pháp về tiêu chuẩn đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao; (ii) giải pháp nâng cao chất lượng cho bản thân người lao động; (iii) giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (iv) giải pháp về thu hút, tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; (v) giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; (vi) giải pháp về đánh giá, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao và (vii) một số giải pháp khác. Dựa trên các giải pháp được đưa ra, luận án cũng đưa ra các điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp. Luận án đã đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ; đối với các địa phương nhằm tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở những năm tiếp theo.