Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng
1. Tên đề tài luận án: Phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ.
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Mạnh Hùng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Viết Thái
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Mạnh Hùng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Viết Thái
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về du lịch, nguồn nhân lực, đặc điểm, vai trò và các chức danh nhân sự của nguồn nhân lực du lịch nói chung, nội dung, yêu cầu, khung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng.
Luận án trình bày ba nội dung đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch được xác định gồm: tăng trưởng về số lượng, phát triển về cơ cấu và phát triển về chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Trong đó việc phát triển chất lượng của nguồn nhân lực du lịch qua các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe,...Hệ thống hóa làm rõ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch gồm: Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch; Thu hút nguồn nhân lực du lịch; Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng và Liên kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch theo 3 nhóm yếu tố, gồm: nhóm các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô; nhóm các yếu tố môi trường ngành; và nhóm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Từ những kinh nghiệm phát triển NNLDL của các vùng du lịch trong và ngoài nước, luận án rút ra các bài học có giá trị áp dụng cho các tỉnh và thành phố cũng như các vùng du lịch của Việt Nam. Qua việc tiến hành điều tra khảo sát và điều tra xã hội học tổng thể trên địa bàn của cả 14 tỉnh thuộc vùng TDMNBB, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn về phát triển NNLDL các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu.
Luận án đã xem xét và đánh giá tổng thể về thực trạng của NNLDL của vùng, tình hình phát triển du lịch và tập trung đánh giá hoạt động phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB trong những năm gần đây, những cơ hội và thách thức cho phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chính của những hạn chế việc phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB hiện nay; đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm phát triển NNLDL tại khu vực khảo sát; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến phát triển NNLDL như Bộ GD&ĐT, Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, UBND các tỉnh trong khu vực để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ gồm: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Thực hiện chính sách thu nguồn nhân lực du lịch giỏi về làm việc tại địa phương và tại đơn vị kinh doanh du lịch; Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; Tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực du lịch; Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người lao động trong ngành du lịch với việc phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn.
Kết quả của luận án gợi ý cho các các nhà QLNN trong lĩnh du lịch tại Việt Nam để xây dựng chính sách PTNNLDL, là tài liệu tham khảo quan trọng cho các lãnh đạo doanh nghiệp du lịch trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trong thời gian tới.
Toàn văn Luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về du lịch, nguồn nhân lực, đặc điểm, vai trò và các chức danh nhân sự của nguồn nhân lực du lịch nói chung, nội dung, yêu cầu, khung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch nói riêng.
Luận án trình bày ba nội dung đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch được xác định gồm: tăng trưởng về số lượng, phát triển về cơ cấu và phát triển về chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Trong đó việc phát triển chất lượng của nguồn nhân lực du lịch qua các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe,...Hệ thống hóa làm rõ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch gồm: Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch; Thu hút nguồn nhân lực du lịch; Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng và Liên kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch theo 3 nhóm yếu tố, gồm: nhóm các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô; nhóm các yếu tố môi trường ngành; và nhóm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Từ những kinh nghiệm phát triển NNLDL của các vùng du lịch trong và ngoài nước, luận án rút ra các bài học có giá trị áp dụng cho các tỉnh và thành phố cũng như các vùng du lịch của Việt Nam. Qua việc tiến hành điều tra khảo sát và điều tra xã hội học tổng thể trên địa bàn của cả 14 tỉnh thuộc vùng TDMNBB, sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn về phát triển NNLDL các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu.
Luận án đã xem xét và đánh giá tổng thể về thực trạng của NNLDL của vùng, tình hình phát triển du lịch và tập trung đánh giá hoạt động phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB trong những năm gần đây, những cơ hội và thách thức cho phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chính của những hạn chế việc phát triển NNLDL của các tỉnh TDMNBB hiện nay; đồng thời đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm phát triển NNLDL tại khu vực khảo sát; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến phát triển NNLDL như Bộ GD&ĐT, Bộ VHTTDL, Tổng cục Du lịch, UBND các tỉnh trong khu vực để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Luận án đề xuất 5 nhóm giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ gồm: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Thực hiện chính sách thu nguồn nhân lực du lịch giỏi về làm việc tại địa phương và tại đơn vị kinh doanh du lịch; Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; Tăng cường hoạt động liên kết, hợp tác trong phát triển nguồn nhân lực du lịch; Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người lao động trong ngành du lịch với việc phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn.
Kết quả của luận án gợi ý cho các các nhà QLNN trong lĩnh du lịch tại Việt Nam để xây dựng chính sách PTNNLDL, là tài liệu tham khảo quan trọng cho các lãnh đạo doanh nghiệp du lịch trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị trong thời gian tới.
Toàn văn Luận án