Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
1. Tên luận án: “Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Đỗ Thị Ngọc
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Đỗ Thị Ngọc
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về lý luận
Trên cơ sở tổng quan và kế thừa từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án nghiên cứu bổ sung một số vấn đề lý luận về chiến lược cạnh tranh dựa trên các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo về tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh theo các nhóm chiến lược cạnh tranh: chi phí thấp, khác biệt hóa và tập trung. Luận án đã phát triển và bổ sung thang đo đánh giá tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam.
- Những kết luận mới về thực tiễn
Vận dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp bao gồm thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy để đo lường tác động của từng loại hình chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh đối với hoạt động cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ba vấn đề quan trọng được rút ra từ kết quả nghiên cứu là: (1) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh; (2) Các năng lực cạnh tranh phù hợp của từng loại hình chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam; (3) Mức độ tác động của từng loại hình chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, trong đó chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa có tác động lớn nhất, tiếp đến là chiến lược cạnh tranh tập trung và chiến lược cạnh tranh chi phí thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam có thể vận dụng kết quả này để xác định được mức độ ưu tiên lựa chọn và triển khai chiến lược cạnh tranh phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.
- Những đề xuất mới về giải pháp
Từ những luận cứ khoa học và thực tiễn, luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam: (1) Hoàn thiện lựa chọn loại hình chiến lược cạnh tranh; (2) Hoàn thiện các năng lực cạnh tranh cấu thành chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam.
Toàn văn luận án
- Những đóng góp mới về lý luận
Trên cơ sở tổng quan và kế thừa từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án nghiên cứu bổ sung một số vấn đề lý luận về chiến lược cạnh tranh dựa trên các năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo về tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh theo các nhóm chiến lược cạnh tranh: chi phí thấp, khác biệt hóa và tập trung. Luận án đã phát triển và bổ sung thang đo đánh giá tác động của chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam.
- Những kết luận mới về thực tiễn
Vận dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp bao gồm thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy để đo lường tác động của từng loại hình chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của chiến lược cạnh tranh đối với hoạt động cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ba vấn đề quan trọng được rút ra từ kết quả nghiên cứu là: (1) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh; (2) Các năng lực cạnh tranh phù hợp của từng loại hình chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam; (3) Mức độ tác động của từng loại hình chiến lược cạnh tranh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam, trong đó chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa có tác động lớn nhất, tiếp đến là chiến lược cạnh tranh tập trung và chiến lược cạnh tranh chi phí thấp. Các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam có thể vận dụng kết quả này để xác định được mức độ ưu tiên lựa chọn và triển khai chiến lược cạnh tranh phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp.
- Những đề xuất mới về giải pháp
Từ những luận cứ khoa học và thực tiễn, luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp hoàn thiện chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam: (1) Hoàn thiện lựa chọn loại hình chiến lược cạnh tranh; (2) Hoàn thiện các năng lực cạnh tranh cấu thành chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam.
Toàn văn luận án