Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Quỳnh Hương
1. Tên luận án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Quỳnh Hương
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Bùi Xuân Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Tú
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Quỳnh Hương
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Bùi Xuân Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Tú
6. Những kết luận mới của luận án
a. Về lý luận
– Luận án xác định được khung nghiên cứu NLCT của ĐĐDL với 10 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí đánh giá. Mặc dù đã có khá nhiều các mô hình và bộ chỉ số đánh giá NLCT của ĐĐDL, tuy nhiên, qua tổng quan tài liệu cho thấy chưa có mô hình nào phù hợp với tất cả các ĐĐDL để đánh giá NLCT và chưa có bộ chỉ số nào có thể áp dụng cho tất cả các ĐĐDL với mọi thời điểm. Theo đó, khung nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở tham vấn các chuyên gia và tình hình thực tế của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam.
– Luận án sử dụng đồng thời hai phương pháp định tính và định lượng. Mô hình hồi qui đa biến với Sự hài lòng của khách DL được xác định là biến phụ thuộc; các biến độc lập bao gồm: Tài nguyên DL, Nguồn nhân lực DL, SPDL, CSHT và CSVCKTDL, Quản lý ĐĐDL, Hình ảnh ĐĐDL, DNDL, Sự thuận tiện tiếp cận ĐĐDL, Giá cả, Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào DL.
– Khung nghiên cứu NLCT của ĐĐDL được đề xuất có thể áp dụng được đối với các ĐĐDL địa phương có thế mạnh tài nguyên DL biển đảo. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các điều kiện và các đặc điểm đặc thù của mỗi ĐĐDL cụ thể để điều chỉnh các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất.
b. Về thực tiễn
– Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Đà Nẵng (Việt Nam), Singapore, Phuket (Thái Lan), rút ra được tám bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam.
– Đánh giá được thực trạng NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam; phân tích giá trị trung bình của các thang đo; kiểm định độ tin cậy của khung nghiên cứu và phân tích hồi qui đa biến để xác định được hệ số quan trọng cũng như mức độ tác động của các thang đo đến NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam.
– Đánh giá những thành công và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân của NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam để làm căn cứ đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam trong thời gian tới.
– Đề xuất được năm giải pháp và kiến nghị Chính Phủ, Bộ, Ban, Ngành nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam trong thời gian tới.
– Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam cũng như các ĐĐDL khác; các cơ quan quản lý, các DNDL và các cơ sở đào tạo DL của Việt Nam.
Toàn văn Luận án
a. Về lý luận
– Luận án xác định được khung nghiên cứu NLCT của ĐĐDL với 10 tiêu chuẩn và 50 tiêu chí đánh giá. Mặc dù đã có khá nhiều các mô hình và bộ chỉ số đánh giá NLCT của ĐĐDL, tuy nhiên, qua tổng quan tài liệu cho thấy chưa có mô hình nào phù hợp với tất cả các ĐĐDL để đánh giá NLCT và chưa có bộ chỉ số nào có thể áp dụng cho tất cả các ĐĐDL với mọi thời điểm. Theo đó, khung nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở tham vấn các chuyên gia và tình hình thực tế của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam.
– Luận án sử dụng đồng thời hai phương pháp định tính và định lượng. Mô hình hồi qui đa biến với Sự hài lòng của khách DL được xác định là biến phụ thuộc; các biến độc lập bao gồm: Tài nguyên DL, Nguồn nhân lực DL, SPDL, CSHT và CSVCKTDL, Quản lý ĐĐDL, Hình ảnh ĐĐDL, DNDL, Sự thuận tiện tiếp cận ĐĐDL, Giá cả, Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào DL.
– Khung nghiên cứu NLCT của ĐĐDL được đề xuất có thể áp dụng được đối với các ĐĐDL địa phương có thế mạnh tài nguyên DL biển đảo. Tuy nhiên, cũng cần xem xét các điều kiện và các đặc điểm đặc thù của mỗi ĐĐDL cụ thể để điều chỉnh các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá cho phù hợp nhằm đạt được kết quả cao nhất.
b. Về thực tiễn
– Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của Đà Nẵng (Việt Nam), Singapore, Phuket (Thái Lan), rút ra được tám bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam.
– Đánh giá được thực trạng NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam; phân tích giá trị trung bình của các thang đo; kiểm định độ tin cậy của khung nghiên cứu và phân tích hồi qui đa biến để xác định được hệ số quan trọng cũng như mức độ tác động của các thang đo đến NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam.
– Đánh giá những thành công và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân của NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam để làm căn cứ đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam trong thời gian tới.
– Đề xuất được năm giải pháp và kiến nghị Chính Phủ, Bộ, Ban, Ngành nhằm nâng cao NLCT của ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam trong thời gian tới.
– Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho ĐĐDL Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam cũng như các ĐĐDL khác; các cơ quan quản lý, các DNDL và các cơ sở đào tạo DL của Việt Nam.
Toàn văn Luận án
File đính kèm