Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Quỳnh Mai

10/03/2023

 THÔNG TIN TÓM TẮT

VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

1. Tên đề tài luận án:  Quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc

2. Chuyên ngành:  Quản trị kinh doanh                              

3. Mã số:  9340101

4. Họ tên NCS:     Nguyễn Thị Quỳnh Mai                Mã NCS: 17A D0102 005

5. Họ tên người hướng dẫn NCS:  

Hướng dẫn 1: PGS TS. Bùi Hữu Đức

            Hướng dẫn 2:  TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn

6. Những đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở luận về quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu. Xác định các nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu bao gồm: nhận dạng, phân tích, kiểm soát, tài trợ rủi ro.

- Nhận diện một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là các yếu tố đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp, Kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc điểm quản trị rủi ro của doanh nghiệp, hoạt động lãnh đạo và sự bảo hộ của quốc gia nhập khẩu.

- Tập hợp các kinh nghiệm trong quản trị rủi ro xuất khẩu của một số doanh nghiệp trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Những kết luận mới về thực tiễn

- Phân tích tình hình thị trường nhập khẩu gạo của Trung Quốc, tìm hiểu các vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Kết quả quá trình tìm hiểu cho thấy một số vấn đề đặt ra trong quản trị rủi của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là: phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự nhận thức đúng đắn và coi trọng công tác quản trị rủi ro khi xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc; hầu hết các doanh nghiệp chưa có một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, chỉ coi quản trị rủi ro là một hoạt động tác nghiệp đơn lẻ, mang tính chất hỗ trợ chứ chưa thực sự coi hoạt động này như một chức năng quản trị; Công tác quản trị rủi ro chưa được thực hiện đồng đều và rộng khắp tại các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, chủ yếu tập trung tại các doanh nghiệp lớn.

- Thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp và kết quả điều tra, luận án đã đánh giá tổng thể thực trạng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp đã có ý thức tiếp cận và chủ động tiến hành hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc, dù mức độ quan tâm khác nhau. Tuy nhiên,  xem xét một cách tổng thể, hiệu quả của công tác này còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm quan trọng của quản trị rủi ro đối với hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Mặc dù đã có doanh nghiệp thành công trong việc kiểm soát rủi ro nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp, dù đã ý thức về vấn đề này, song vì lý do khách quan và chủ quan, vẫn chưa thể ngăn ngừa được rủi ro. Thậm chí, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp còn có tâm lý chủ quan trước các rủi ro và ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc ngăn ngừa tổn thất cũng như khắc phục hậu quả khi rủi ro xảy ra.

Những đề xuất mới về giải pháp

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường trường Trung Quốc, luận án đã đề xuất hai nhóm giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động này của doanh nghiệp, bao gồm:

- Nhóm giải pháp dựa trên quá trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp gồm: Hoàn thiện công tác nhận dạng rủi ro; Sử dụng kết hợp và nâng cao khả năng phân tích rủi ro; Nâng cao hiệu quả sử dụng của các công cụ kiểm soát và tài trợ rủi ro.

- Nhóm giải pháp liên quan đến thị trường, nguồn cung ứng nguyên liệu gạo xuất khẩu: Hoàn thiện hệ thống thu mua, chế biến, kho dự trữ gạo tại các nơi có nguồn nguyên liệu lớn; Các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh tìm thị trường, quảng cáo tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại; Tăng cường nghiên cứu và tiếp cận thông tin về thị trường nhập khẩu gạo Trung Quốc và liên tục cập nhật các thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế của quốc gia này.