Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Nhàn
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Thanh Nhàn
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phan Thị Thu Hoài
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Lê Trịnh Minh Châu
6. Những đóng góp mới của luận án:
Từ những kết quả nghiên cứu Luận án, có thể nêu một số đóng góp khoa học và thực tiễn mới chủ yếu của Luận án như sau:
Thứ nhất, đã xác lập khái niệm, luận giải nội hàm của khái niệm Phát triển CLMKT của chuỗi siêu thị, chính là :Phát triển CLMKT của DNBL nói chung và chuỗi STBL nói riêng là một nội dung quan trọng của quản trị CLMKT, là quá trình “triển khai” các yếu tố cấu trúc CL và quản trị sự “thích ứng” CL với những thay đổi và biến động có tính CL từ môi trường MKT của chuỗi STBL nhằm đảm bảo tăng trưởng hiệu suất mục tiêu CLMKT và kiến tạo những phát triển về chất lượng hệ thống MKT của chuỗi STBL theo thời gian thực”.
Thứ hai, Thực hành nghiên cứu định tính và định lượng, đã xây dựng, kiểm định và xác lập mô hình và bộ thang đo nghiên cứu thực tế phát triển CLMKT của các chuỗi STBL VN phù hợp với bộ dữ liệu điều tra XHH thu thập được từ môi trường và thị trường thành phố Hà Nội. Mô hình nghiên cứu thực tế gồm 6 biến độc lập: Quản trị thông tin và phân tích tình thế CLMKT (MIA), Lựa chọn và định vị giá trị (VCP), Chào hàng thị trường bán lẻ (TMO); Kênh marketing (SMC); Xúc tiến và bán lẻ hỗn hợp (PRM); Tổ chức, các nguồn lực và năng lực CLMKT cốt lõi (CMC). Biến phụ thuộc là Hiệu suất CLMKT được phát triển (SDP). Mô hình với bộ thang đo nghiên cứu gồm 35 biến quan sát cho 6 biến độc lập và 5 biến quan sát cho biến phụ thuộc.
Thứ ba, bên cạnh những phân tích mô tả định tính thực tiễn phát triển CLMKT cỉa 1 số chuỗi STBL trên địa bàn thành phố Hà Nội chọn điển hình, đã phân tích thống kê mô tả thực trạng CLMKT được phát triển trong hiện tại của các chuỗi STBL VN trong đối sánh với 1 số chuỗi STBL thực tế FDI và chợ đô thị kiểu mới. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy: thời gian qua nhu cầu biến động thay đổi lớn có tính chiến lược nhưng hiệu suất CLMKT được phát triển mới chỉ chỉ đạt được ĐTB=3,12/5 điểm; 4/6 biến độc lập và 18/35 biến quan sát của các biến độc lập đều đạt điểm TB <3/5 điểm. Các chuỗi STBL VN có hiệu suất CLMKT còn thấp 1 đẳng cấp so với các chuỗi STBL FDI và chưa khẳng định rõ rệt tính ưu thế so với chợ đô thị kiểu mới.
Thứ tư, qua thực hành kiểm định hồi quy bội đã xác lập mô hình hồi quy bội giữa 6 biến độc lập và biến phục thuộc có định dạng sau:
SDP=0,094MIA+0,087VCP+0,299TMO+0,198SMC+0,143PRM+0,267CMC
Phương trình hồi quy chỉ ra rằng, trong bối cảnh thị trường và quản trị MKT hiện nay của các chuỗi STBL Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội có 3 nhóm thành phần có tác động khác nhau đến hiệu suất CLMKT được phát triển: Nhóm 1 gồm: CHTT bán lẻ và Tổ chức, các nguồn lực và năng lực CLMKT cốt lõi có tác động quan trọng hàng đầu (thứ nhất và thứ nhì). Nhóm 2 gồm: Xúc tiến và bán lẻ hỗn hợp và Kênh MKT có tác động rất quan trọng (thứ 3 và thứ 4). Nhóm 3 gồm: Lựa chọn và định vị giá trị và Quản trị thông tin và phân tích tình thế CLMKT có tác động nhỏ nhất nhưng quan trọng tới hiệu suất CLMKT được phát triển.
Thứ năm, từ một số dự báo triển vọng môi trường và thị trường bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội, xác lập 5 quan điểm chung và đề xuất 2 nhóm giải pháp có luận cứ khoa học và thực tiễn trên, bao gồm: nhóm giải pháp phát triển các cấu trúc công cụ CLMKT; Nhóm giải pháp phát triển tổ chức, các nguồn lực và năng lực CLMKT cốt lõi tương hợp và đảm bảo cho phát triển CLMKT của chuỗi STBL VN và đưa ra 3 nhóm kiến nghị: về pháp lý, về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước và với hiệp hội siêu thị Hà Nội.
Toàn văn Luận án