Luận án của nghiên cứu sinh Phạm Thu Hạnh
- Tên đề tài luận án: Phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ
- Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
- Mã số: 934.02.01
- Họ tên NCS: Phạm Thu Hạnh
- Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS. Vũ Xuân Dũng
Hướng dẫn 2: PGS.TS Mai Thanh Lan
- Những đóng góp mới của luận án:
Luận án nghiên cứu tiếp cận theo chuyên ngành Tài chính – ngân hàng và có một số đóng góp mới như sau:
6.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án hệ thống hóa, chắt lọc, kế thừa, bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập. Trong đó, tập trung làm rõ nội hàm các khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập, xây dựng chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn lực tài chính, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức học phí kỳ vọng của học viên học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề công lập.
Luận án đã làm rõ và khẳng định: Mục tiêu phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập là huy động và khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính, hướng tới tăng cường tự chủ tài chính, đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề, gắn với cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
6.2. Những đóng góp mới về đánh giá thực tiễn:
Thứ nhất: Luận án đã phân tích tổng quan, các bài học kinh nghiệm thực tiễn của quốc tế và một số tỉnh thành trong nước có điều kiện tương đồng với tỉnh Phú Thọ về phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập và rút ra các bài học kinh nghiệm.
Thứ hai: Luận án đã phân tích thực trạng phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ, thông qua tình hình và các chỉ tiêu phản ánh về phát triển NLTC tại các cơ sở trên theo từng năm. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong giai đoạn nghiên cứu.
Thứ ba: Luận án tiến hành kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến mức học phí kỳ vọng của học viên học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó, chỉ ra được tính chất và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố.
6.3. Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Luận án đã đưa ra hai nhóm giải pháp góp phần phát triển nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ: Thứ nhất là là các CSĐT nghề công lập của tỉnh Phú Thọ cần: Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp và nhà tuyển dụng lao động, phát triển các hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng; Nâng cao chất lượng công tác dự báo, đẩy mạnh truyền thông, gắn kết đào tạo nghề với thị trường lao động,…; Thứ hai là các cơ quan quản lý của tỉnh Phú Thọ cần: Đổi mới cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ theo kết quả đầu ra; Đầu tư tập trung theo nghề trọng điểm, hình thành trường nghề chất lượng cao; Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề,… nhằm tăng cường khai thác và quản lý các nguồn lực tài chính tại các cơ sở đào tạo nghề công lập của tỉnh Phú Thọ.