Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Trần Thị Thu Hương
1. Tên luận án: “Phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Trần Thị Thu Hương
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. An Thị Thanh Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62.34.01.21
4. Họ tên NCS: Trần Thị Thu Hương
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. An Thị Thanh Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
6. Những đóng góp mới của luận án:
(1) Về phương pháp nghiên cứu, luận án đã kết hợp cả hai phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, đóng góp mới của luận án thể hiện trong mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả logistics ngược tại doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam, đó là: bên cạnh việc kế thừa 23 biến kế quan sát từ các nghiên cứu trước, luận án đã đưa ra 3 biến quan sát mới đảm bảo độ tin cậy vào mô hình định lượng.
(2) Về lý luận, Luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện khung lý luận về logistics ngược thông qua một hướng nghiên cứu ít được thực hiện trước đây, đó là nghiên cứu lý thuyết về logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Khi đặt logistics ngược trong các chuỗi cung ứng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được lợi thế vượt trội của chuỗi cung ứng trong việc phối hợp giữa dòng logistics ngược và xuôi, từ đó tối ưu hoá nguồn lực trong việc triển khai dòng logistics ngược. Đồng thời, thông qua sự cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ giúp quá trình tổ chức và triển khai logistics ngược trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Khung lý luận về phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm được đưa ra trong luận án bao gồm các nội dung: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm; khái niệm và những nội dung cơ bản của phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm (phát triển tổ chức, phát triển dòng và phát triển các hoạt động logistics ngược); Các cấp độ phát triển và tiêu thức đánh giá sự phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm
(3) Về thực tiễn, Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và tin cậy về thực trạng hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam trên các nội dung như: mô hình tổ chức logistics ngược trong chuỗi và tại các doanh nghiệp thành viên; thực tế triển khai các dòng logistics ngược trong chuỗi và các hoạt động logistics ngược tại doanh nghiệp thành viên; yếu tố ảnh hưởng đến logistics ngược tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. Đây là bức tranh toàn diện về thực trạng logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam mà chưa một nghiên cứu nào trước đây thực hiện.
(4) Về tính ứng dụng, Luận án đã đưa ra các quan điểm và mô hình phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp có tính khả thi cao đối với các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam nhằm tổ chức và triển khai các dòng, các hoạt động logistics ngược trong chuỗi và tại các doanh nghiệp một cách tối ưu. Đồng thời, luận án đề xuất 1 nhóm giải pháp đối với các chủ thể khác ngoài chuỗi cung ứng như nhà nước, các cơ sở thu gom tái chế, cộng đồng dân cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.Toàn văn Luận án
(1) Về phương pháp nghiên cứu, luận án đã kết hợp cả hai phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, đóng góp mới của luận án thể hiện trong mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả logistics ngược tại doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam, đó là: bên cạnh việc kế thừa 23 biến kế quan sát từ các nghiên cứu trước, luận án đã đưa ra 3 biến quan sát mới đảm bảo độ tin cậy vào mô hình định lượng.
(2) Về lý luận, Luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện khung lý luận về logistics ngược thông qua một hướng nghiên cứu ít được thực hiện trước đây, đó là nghiên cứu lý thuyết về logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Khi đặt logistics ngược trong các chuỗi cung ứng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được lợi thế vượt trội của chuỗi cung ứng trong việc phối hợp giữa dòng logistics ngược và xuôi, từ đó tối ưu hoá nguồn lực trong việc triển khai dòng logistics ngược. Đồng thời, thông qua sự cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ giúp quá trình tổ chức và triển khai logistics ngược trở nên thuận lợi và hiệu quả hơn. Khung lý luận về phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm được đưa ra trong luận án bao gồm các nội dung: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm; khái niệm và những nội dung cơ bản của phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm (phát triển tổ chức, phát triển dòng và phát triển các hoạt động logistics ngược); Các cấp độ phát triển và tiêu thức đánh giá sự phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm; Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm
(3) Về thực tiễn, Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan và tin cậy về thực trạng hoạt động logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam trên các nội dung như: mô hình tổ chức logistics ngược trong chuỗi và tại các doanh nghiệp thành viên; thực tế triển khai các dòng logistics ngược trong chuỗi và các hoạt động logistics ngược tại doanh nghiệp thành viên; yếu tố ảnh hưởng đến logistics ngược tại các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. Đây là bức tranh toàn diện về thực trạng logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam mà chưa một nghiên cứu nào trước đây thực hiện.
(4) Về tính ứng dụng, Luận án đã đưa ra các quan điểm và mô hình phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp có tính khả thi cao đối với các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam nhằm tổ chức và triển khai các dòng, các hoạt động logistics ngược trong chuỗi và tại các doanh nghiệp một cách tối ưu. Đồng thời, luận án đề xuất 1 nhóm giải pháp đối với các chủ thể khác ngoài chuỗi cung ứng như nhà nước, các cơ sở thu gom tái chế, cộng đồng dân cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển logistics ngược trong chuỗi cung ứng sản phẩm nhựa Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.Toàn văn Luận án
File đính kèm