Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Trần Thu Hà
1. Tên đề tài luận án: Trách nhiệm xã hội đối với người lao động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Trần Thu Hà
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Loan
Hướng dẫn 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Trần Thu Hà
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Loan
Hướng dẫn 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Trên cơ sở tổng quan và kế thừa từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã làm rõ hơn những lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội (TNXH) đối với người lao động (NLĐ) tại Tập đoàn kinh tế (TĐKT) Nhà nước, xây dựng mô hình nghiên cứu, thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của TĐKT Nhà nước. Luận án đã chỉ ra 06 nội dung và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TNXH đối với NLĐ của TĐKT Nhà nước, bao gồm: thực hiện hợp đồng; đảm bảo việc làm; đảm bảo thu nhập và lương tối thiểu; đảm bảo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động; tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Luận án nhận diện 05 yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của TĐKT Nhà nước, gồm: (i) nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) văn hóa doanh nghiệp; (iii) hệ thống pháp luật và các công ước về lao động; (iv) nhận thức của NLĐ; và (v) tổ chức đoàn thể.
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Từ kinh nghiệm thực hiện TNXH đối với NLĐ của một số TĐKT Nhà nước, luận án rút ra 07 bài học có thể vận dụng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) gồm: (1) nhà lãnh đạo Tập đoàn cần có nhận thức đầy đủ về TNXH đối với NLĐ; (2) NLĐ cần chủ động tham gia vào các hoạt động TNXH của Tập đoàn; (3) các tổ chức đoàn thể cần đại diện cho NLĐ và đồng hành cùng Tập đoàn trong việc thực hiện các nội dung TNXH đối với NLĐ; (4) Tập đoàn cần quan tâm đến thời gian làm việc phù hợp với các đối tượng NLĐ thông qua “Giờ làm việc linh hoạt” và “Tuần làm việc nén”; (5) quan tâm đến điều kiện làm việc của NLĐ nhằm nâng cao và hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học công nghệ; (6) tạo cơ hội cho NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua sử dụng cơ sở dữ liệu học thuật online và xây dựng khung năng lực cá nhân; (7) quan tâm đến các hướng dẫn từ các tổ chức quốc tế về TNXH đối với NLĐ.
Phân tích thực trạng TNXH đối với NLĐ tại PVN trong giai đoạn 2010 - 2018 trên 06 nội dung và các tiêu chí đánh giá của khung lý thuyết, luận án đã đánh giá được các thành công và đồng thời, chỉ ra được những hạn chế tồn tại, cụ thể như là: Tập đoàn vẫn tồn tại NLĐ nghỉ chờ việc, không có việc làm và không được trả lương; tai nạn lao động vẫn diễn ra và có dấu hiệu tăng; bệnh nghề nghiệp vẫn tồn tại; Số lượng NLĐ được tham gia đào tạo còn hạn chế…
Luận án đã kiểm định 5 yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của PVN và khẳng định rằng các yếu tố đều có ảnh hưởng thuận chiều đến TNXH đối với NLĐ tại Tập đoàn, trong đó, nhận thức của lãnh đạo Tập đoàn có tác động mạnh nhất, hệ thống pháp luật và các công ước về lao động có tác động yếu nhất. Từ đó, luận án đã rút ra những nguyên nhân tạo nên thành công của Tập đoàn và đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, như là: các nhà lãnh đạo Tập đoàn chưa thực sự hiểu rõ về TNXH đối với NLĐ; NLĐ còn thiếu hiểu biết về quyền lợi của mình trong quá trình tham gia lao động; mức độ đại diện của công đoàn chưa thực sự rõ ràng…
Những đề xuất mới về giải pháp
Trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển của PVN đến năm 2025, luận án đề xuất bốn quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nâng cao TNXH đối với NLĐ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, như là: Hoàn thiện hợp đồng lao động; Đảm bảo việc làm đầy đủ và thu nhập cho NLĐ; áp dụng thời gian làm việc linh hoạt cho một số bộ phận lao động gián tiếp; nâng cao chất lượng an toàn lao động, vệ sinh lao động; tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho NLĐ; cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của Tập đoàn và một số giải pháp khác. Đồng thời, luận án đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi và hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN, Tập đoàn thực thi các giải pháp.
Toàn văn luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Trên cơ sở tổng quan và kế thừa từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã làm rõ hơn những lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội (TNXH) đối với người lao động (NLĐ) tại Tập đoàn kinh tế (TĐKT) Nhà nước, xây dựng mô hình nghiên cứu, thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của TĐKT Nhà nước. Luận án đã chỉ ra 06 nội dung và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TNXH đối với NLĐ của TĐKT Nhà nước, bao gồm: thực hiện hợp đồng; đảm bảo việc làm; đảm bảo thu nhập và lương tối thiểu; đảm bảo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động; tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Luận án nhận diện 05 yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của TĐKT Nhà nước, gồm: (i) nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp; (ii) văn hóa doanh nghiệp; (iii) hệ thống pháp luật và các công ước về lao động; (iv) nhận thức của NLĐ; và (v) tổ chức đoàn thể.
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Từ kinh nghiệm thực hiện TNXH đối với NLĐ của một số TĐKT Nhà nước, luận án rút ra 07 bài học có thể vận dụng cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) gồm: (1) nhà lãnh đạo Tập đoàn cần có nhận thức đầy đủ về TNXH đối với NLĐ; (2) NLĐ cần chủ động tham gia vào các hoạt động TNXH của Tập đoàn; (3) các tổ chức đoàn thể cần đại diện cho NLĐ và đồng hành cùng Tập đoàn trong việc thực hiện các nội dung TNXH đối với NLĐ; (4) Tập đoàn cần quan tâm đến thời gian làm việc phù hợp với các đối tượng NLĐ thông qua “Giờ làm việc linh hoạt” và “Tuần làm việc nén”; (5) quan tâm đến điều kiện làm việc của NLĐ nhằm nâng cao và hoàn thiện theo sự phát triển của khoa học công nghệ; (6) tạo cơ hội cho NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông qua sử dụng cơ sở dữ liệu học thuật online và xây dựng khung năng lực cá nhân; (7) quan tâm đến các hướng dẫn từ các tổ chức quốc tế về TNXH đối với NLĐ.
Phân tích thực trạng TNXH đối với NLĐ tại PVN trong giai đoạn 2010 - 2018 trên 06 nội dung và các tiêu chí đánh giá của khung lý thuyết, luận án đã đánh giá được các thành công và đồng thời, chỉ ra được những hạn chế tồn tại, cụ thể như là: Tập đoàn vẫn tồn tại NLĐ nghỉ chờ việc, không có việc làm và không được trả lương; tai nạn lao động vẫn diễn ra và có dấu hiệu tăng; bệnh nghề nghiệp vẫn tồn tại; Số lượng NLĐ được tham gia đào tạo còn hạn chế…
Luận án đã kiểm định 5 yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của PVN và khẳng định rằng các yếu tố đều có ảnh hưởng thuận chiều đến TNXH đối với NLĐ tại Tập đoàn, trong đó, nhận thức của lãnh đạo Tập đoàn có tác động mạnh nhất, hệ thống pháp luật và các công ước về lao động có tác động yếu nhất. Từ đó, luận án đã rút ra những nguyên nhân tạo nên thành công của Tập đoàn và đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của các tồn tại hạn chế, như là: các nhà lãnh đạo Tập đoàn chưa thực sự hiểu rõ về TNXH đối với NLĐ; NLĐ còn thiếu hiểu biết về quyền lợi của mình trong quá trình tham gia lao động; mức độ đại diện của công đoàn chưa thực sự rõ ràng…
Những đề xuất mới về giải pháp
Trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển của PVN đến năm 2025, luận án đề xuất bốn quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nâng cao TNXH đối với NLĐ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, như là: Hoàn thiện hợp đồng lao động; Đảm bảo việc làm đầy đủ và thu nhập cho NLĐ; áp dụng thời gian làm việc linh hoạt cho một số bộ phận lao động gián tiếp; nâng cao chất lượng an toàn lao động, vệ sinh lao động; tạo cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho NLĐ; cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của Tập đoàn và một số giải pháp khác. Đồng thời, luận án đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi và hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN, Tập đoàn thực thi các giải pháp.
Toàn văn luận án