Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Trương Thị Đức Giang
1. Tên đề tài luận án: Quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
2. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
3. Mã số: 62 340 410
4. Họ tên NCS: Trương Thị Đức Giang
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
2. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
3. Mã số: 62 340 410
4. Họ tên NCS: Trương Thị Đức Giang
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
6. Những đóng góp mới của luận án:
* Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án nghiên cứu, xác lập nội dung QLNX trong hoạt động tín dụng theo tiếp cận của chuyên ngành Quản lý kinh tế dựa trên các chức năng của quản lý: (i) Xây dựng ban hành chính sách, chiến lược quản lý nợ xấu và quy trình quản lý nợ xấu; (ii) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu; (iii) Tổ chức thực hiện hoạt động QLNX của một NHTM. Nghiên cứu rút ra một số bài học có thể áp dụng cho NHTMCP Công Thương Việt Nam từ kinh nghiệm QLNX của BIDV và Vietcombank.
* Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng QLNX của NHTMCP Công Thương Việt Nam từ nguồn thông tin thứ cấp và kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả luận án cho rằng: (i) Quá trình triển khai thực hiện chính sách QLNX của Ngân hàng còn nhiều bất cập; (ii) Bộ phận chuyên trách quản lý nợ xấu riêng biệt chưa rõ ràng; (iii) Các phương pháp đo lường nợ xấu còn ở mức đơn giản, chưa xác định cụ thể được mức tổn thất; (iv) Việc sử dụng các công cụ và biện pháp QLNX còn hạn chế.
* Những đề xuất mới về chính sách và giải pháp
Luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp: (i) Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng ban hành chính sách, chiến lược quản lý nợ xấu và quy trình quản lý nợ xấu; (ii) Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu; (iii) Hoàn thiện tổ chức thực hiện hoạt động QLNX; (iv) Các giải pháp khác. Trong đó, một số giải pháp trọng tâm cần tập trung giải quyết là: Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm; Hoàn thiện tốt phân hạng tín dụng nội bộ và vai trò của CIC; Hoàn thiện hơn việc đánh giá và xếp hạng định lượng kết hợp với định tính; Vai trò của Công ty quản lý tài sản AMC (của NHTMCP Công Thương Việt Nam) trong xử lý nợ xấu; Hoàn thiện mô hình tổ chức và bộ máy QLRRTD với Dự kiến mô hình tổ chức và bộ máy tín dụng (có thay đổi về cơ cấu tổ chức các bộ phận thuộc TSC); Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá RRTD.
Toàn văn luận án
* Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án nghiên cứu, xác lập nội dung QLNX trong hoạt động tín dụng theo tiếp cận của chuyên ngành Quản lý kinh tế dựa trên các chức năng của quản lý: (i) Xây dựng ban hành chính sách, chiến lược quản lý nợ xấu và quy trình quản lý nợ xấu; (ii) Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu; (iii) Tổ chức thực hiện hoạt động QLNX của một NHTM. Nghiên cứu rút ra một số bài học có thể áp dụng cho NHTMCP Công Thương Việt Nam từ kinh nghiệm QLNX của BIDV và Vietcombank.
* Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Tổng hợp kết quả phân tích thực trạng QLNX của NHTMCP Công Thương Việt Nam từ nguồn thông tin thứ cấp và kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả luận án cho rằng: (i) Quá trình triển khai thực hiện chính sách QLNX của Ngân hàng còn nhiều bất cập; (ii) Bộ phận chuyên trách quản lý nợ xấu riêng biệt chưa rõ ràng; (iii) Các phương pháp đo lường nợ xấu còn ở mức đơn giản, chưa xác định cụ thể được mức tổn thất; (iv) Việc sử dụng các công cụ và biện pháp QLNX còn hạn chế.
* Những đề xuất mới về chính sách và giải pháp
Luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp: (i) Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng ban hành chính sách, chiến lược quản lý nợ xấu và quy trình quản lý nợ xấu; (ii) Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ xấu; (iii) Hoàn thiện tổ chức thực hiện hoạt động QLNX; (iv) Các giải pháp khác. Trong đó, một số giải pháp trọng tâm cần tập trung giải quyết là: Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm; Hoàn thiện tốt phân hạng tín dụng nội bộ và vai trò của CIC; Hoàn thiện hơn việc đánh giá và xếp hạng định lượng kết hợp với định tính; Vai trò của Công ty quản lý tài sản AMC (của NHTMCP Công Thương Việt Nam) trong xử lý nợ xấu; Hoàn thiện mô hình tổ chức và bộ máy QLRRTD với Dự kiến mô hình tổ chức và bộ máy tín dụng (có thay đổi về cơ cấu tổ chức các bộ phận thuộc TSC); Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu đánh giá RRTD.
Toàn văn luận án