Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Vũ Thị Như Quỳnh
1. Tên đề tài luận án: Quản trị mua nguyên vật liệu các doanh nghiệp may thuộc Vinatex.
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Vũ Thị Như Quỳnh
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Bùi Hữu Đức
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Vũ Thị Như Quỳnh
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Bùi Hữu Đức
Hướng dẫn 2: TS. Lục Thị Thu Hường
6. Những đóng góp mới của luận án:
6.1 Những đóng góp mới về lý luận:
(i) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở luận về quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may. Xác định các nội dung cơ bản của quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may bao gồm: dự báo và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu; xác định nhu cầu nguyên vật liệu; lựa chọn nhà cung cấp; đặt hàng và ký kết hợp đồng; giao nhận nguyên vật liệu; đánh giá và điều chỉnh công tác quản trị mua.
(ii) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may. Đó là các yếu tố môi trường, thể chế, pháp luật; yếu tố thuộc môi trường kinh doanh; yếu tố thuộc về nguồn lực và chiến lược; các yếu tố về quyền lực và sự phụ thuộc.
(iii) Tập hợp các kinh nghiệm trong quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may trên thế giới như các doanh nghiệp may Hồng Kông, Mỹ, Pakistan, Bangladesh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp may thuộc Vinatex.
6.2 Những kết luận mới về thực tiễn:
(i) Phân tích tình hình thị trường ngành may, tìm hiểu các vấn đề đặt ra với thị trường nguyên vật liệu ngành may Việt Nam. Kết quả quá trình tìm hiểu cho thấy một số vấn đề đặt ra trong quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may đó là: các doanh nghiệp đều nhận định và hiểu rõ vai trò của dự báo và xác định nhu cầu nguyên vật liệu tuy nhiên việc ứng dụng các công nghệ trong việc tính toán, dự báo chính xác nhu cầu nguyên vật liệu còn rất hạn chế; Thứ hai, các doanh nghiệp chưa thấy rõ được lợi ích trong việc quản trị quan hệ với nhà cung cấp nên hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư quan tâm đến vấn đề này; Thứ ba, tỷ lệ nguyên vật liệu cung cấp cho các doanh nghiệp may có nguồn gốc nhập khẩu còn chiếm đa số nên việc cắt giảm chi phí mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may gặp nhiều khó khăn.
(ii) Thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp điển hình và kết quả điều tra, luận án cho thấy thực trạng quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp may đã đạt được những thành công nhất định như lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp và tiến tới hợp tác lâu dài; giảm thiểu đáng kể chi phí mua nguyên vật liệu; đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu ổn định; quản trị mua nguyên vật liệu đã có sự tham gia phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế trong dự báo và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu; các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp chưa được quan tâm đồng bộ, mới chỉ chú trọng vào một số tiêu chí cơ bản; một số doanh nghiệp vẫn chọn chiến lược một nguồn cung dẫn đến sự thiếu chủ động trong quản trị mua nguyên vật liệu; phương pháp đánh giá, kiểm soát nhà cung cấp còn chủ quan chưa sát sao; các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nguồn tin được cung cấp từ phía nhà cung cấp.
6.3 Những đề xuất mới về giải pháp:
Dựa trên cở sở lý luận và thực trạng quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may thuộc Vinatex, luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp mang tính định hướng hoàn thiện quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
(i) Nhóm giải pháp có tính trước mắt, trong ngắn hạn gồm: Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu, dự báo và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu; Đổi mới các hoạt động như lựa chọn nhà cung cấp, đặt hàng, ký kết hợp đồng, theo dõi đánh giá đơn hàng; Nâng cao hiệu quả đánh giá và điều chỉnh quản trị mua.
(ii) Nhóm giải pháp có tính lâu dài: xây dựng hệ thống mua có tính minh bạch, giá cả cạnh tranh; Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp trên cơ sở gắn kết với đánh giá thực hiện cung cấp; Xây dựng chiến lược nguồn cung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đánh giá với sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau; Tăng cường nắm bắt thông tin thị trường để có thể dự báo chính xác nhu cầu nguyên vật liệu; Kiểm soát các yếu tố tác động đến hiệu quả quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may.
Toàn văn luận án
6.1 Những đóng góp mới về lý luận:
(i) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở luận về quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may. Xác định các nội dung cơ bản của quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may bao gồm: dự báo và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu; xác định nhu cầu nguyên vật liệu; lựa chọn nhà cung cấp; đặt hàng và ký kết hợp đồng; giao nhận nguyên vật liệu; đánh giá và điều chỉnh công tác quản trị mua.
(ii) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may. Đó là các yếu tố môi trường, thể chế, pháp luật; yếu tố thuộc môi trường kinh doanh; yếu tố thuộc về nguồn lực và chiến lược; các yếu tố về quyền lực và sự phụ thuộc.
(iii) Tập hợp các kinh nghiệm trong quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may trên thế giới như các doanh nghiệp may Hồng Kông, Mỹ, Pakistan, Bangladesh, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp may thuộc Vinatex.
6.2 Những kết luận mới về thực tiễn:
(i) Phân tích tình hình thị trường ngành may, tìm hiểu các vấn đề đặt ra với thị trường nguyên vật liệu ngành may Việt Nam. Kết quả quá trình tìm hiểu cho thấy một số vấn đề đặt ra trong quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may đó là: các doanh nghiệp đều nhận định và hiểu rõ vai trò của dự báo và xác định nhu cầu nguyên vật liệu tuy nhiên việc ứng dụng các công nghệ trong việc tính toán, dự báo chính xác nhu cầu nguyên vật liệu còn rất hạn chế; Thứ hai, các doanh nghiệp chưa thấy rõ được lợi ích trong việc quản trị quan hệ với nhà cung cấp nên hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự đầu tư quan tâm đến vấn đề này; Thứ ba, tỷ lệ nguyên vật liệu cung cấp cho các doanh nghiệp may có nguồn gốc nhập khẩu còn chiếm đa số nên việc cắt giảm chi phí mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may gặp nhiều khó khăn.
(ii) Thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp điển hình và kết quả điều tra, luận án cho thấy thực trạng quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may thuộc Vinatex. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp may đã đạt được những thành công nhất định như lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp và tiến tới hợp tác lâu dài; giảm thiểu đáng kể chi phí mua nguyên vật liệu; đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu ổn định; quản trị mua nguyên vật liệu đã có sự tham gia phối hợp nhịp nhàng của các bộ phận trong doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế trong dự báo và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu; các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp chưa được quan tâm đồng bộ, mới chỉ chú trọng vào một số tiêu chí cơ bản; một số doanh nghiệp vẫn chọn chiến lược một nguồn cung dẫn đến sự thiếu chủ động trong quản trị mua nguyên vật liệu; phương pháp đánh giá, kiểm soát nhà cung cấp còn chủ quan chưa sát sao; các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nguồn tin được cung cấp từ phía nhà cung cấp.
6.3 Những đề xuất mới về giải pháp:
Dựa trên cở sở lý luận và thực trạng quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may thuộc Vinatex, luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp mang tính định hướng hoàn thiện quản trị mua nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp may trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
(i) Nhóm giải pháp có tính trước mắt, trong ngắn hạn gồm: Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu, dự báo và lập kế hoạch mua nguyên vật liệu; Đổi mới các hoạt động như lựa chọn nhà cung cấp, đặt hàng, ký kết hợp đồng, theo dõi đánh giá đơn hàng; Nâng cao hiệu quả đánh giá và điều chỉnh quản trị mua.
(ii) Nhóm giải pháp có tính lâu dài: xây dựng hệ thống mua có tính minh bạch, giá cả cạnh tranh; Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp trên cơ sở gắn kết với đánh giá thực hiện cung cấp; Xây dựng chiến lược nguồn cung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đánh giá với sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau; Tăng cường nắm bắt thông tin thị trường để có thể dự báo chính xác nhu cầu nguyên vật liệu; Kiểm soát các yếu tố tác động đến hiệu quả quản trị mua nguyên vật liệu của các doanh nghiệp may.
Toàn văn luận án