Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Lan
1. Tên đề tài luận án: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Ninh Bình
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Phương Lan
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Người hướng dẫn 1: PGS.TS Bùi Xuân Nhàn
Người hướng dẫn 2: PGS.TS Bùi Hữu Đức
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Phương Lan
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Người hướng dẫn 1: PGS.TS Bùi Xuân Nhàn
Người hướng dẫn 2: PGS.TS Bùi Hữu Đức
6. Những đóng góp mới của luận án
Những đóng góp mới về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một địa phương cấp tỉnh. Trong đó, luận án đã làm rõ nội hàm các khái niệm,phân cấp, mục tiêu và vai trò của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một địa phương cấp tỉnh, xây dựng mô hình nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một địa phương cấp tỉnh. Ngoài ra, luận án cũng đã phân tích kinh nghiệm thực tiễn về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một số địa phương cấp tỉnh ở nước ngoài (gồm tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và tỉnh ShiZouka, Nhật Bản) và trong nước (tỉnh Thanh Hóa). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Ninh Bình được hoàn thiện và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan về CS chuyển dịch CCKTNT của một địa phương cấp tỉnh, LA đã vận dụng mô hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu để thực hiện phân tích thực trạng CS chuyển dịch CCKTNT đặc thù chủ yếu của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 10 năm (2008 – 2017).
Thứ hai, LA đã đánh giá CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua thông qua 3 tiêu chí: phù hợp, hiệu lực và hiệu quả cho thấy về cơ bản các CS tương đối phù hợp nhưng chưa đạt được tính hiệu lực và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, LA cũng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình, trong đó những hạn chế chủ yếu của từng CS bộ phận đó là: Tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất sau DĐ ĐT còn diễn ra chậm; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, để hoang hóa và không có hiệu quả; giao đất và cho thuê đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất còn chậm, thủ tục phức tạp; (2) Quy mô sản xuất, nuôi trồng cây trồng/vật nuôi có giá trị kinh tế cao còn nhỏ; quá trình sản xuất, nuôi trồng còn gặp khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh sản phẩm thấp; (3) Mức đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh ở khu vực NT thấp, thủ tục vay vốn phức tạp; cơ chế hỗ trợ còn thấp, chưa tạo sự hấp dẫn; (4) Mức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp, quản lý còn hạn chế, chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển; (5) Đào tạo nghề nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu của các DN, chưa thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia học nghề. Đồng thời, LA đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của CS.
Thứ ba, dựa trên các luận cứ lý luận và thực tiễn về CS chuyển CCKTNT của một địa phương cấp tỉnh; những hạn chế và nguyên nhân của CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua cùng với quan điểm, mục tiêu và định hướng về chuyển dịch CCKTNT của tỉnh trong thời gian tới; LA đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Toàn văn luận án
Những đóng góp mới về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một địa phương cấp tỉnh. Trong đó, luận án đã làm rõ nội hàm các khái niệm,phân cấp, mục tiêu và vai trò của chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một địa phương cấp tỉnh, xây dựng mô hình nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một địa phương cấp tỉnh. Ngoài ra, luận án cũng đã phân tích kinh nghiệm thực tiễn về chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của một số địa phương cấp tỉnh ở nước ngoài (gồm tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc và tỉnh ShiZouka, Nhật Bản) và trong nước (tỉnh Thanh Hóa). Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp cho chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh Ninh Bình được hoàn thiện và thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan về CS chuyển dịch CCKTNT của một địa phương cấp tỉnh, LA đã vận dụng mô hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu để thực hiện phân tích thực trạng CS chuyển dịch CCKTNT đặc thù chủ yếu của tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 10 năm (2008 – 2017).
Thứ hai, LA đã đánh giá CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua thông qua 3 tiêu chí: phù hợp, hiệu lực và hiệu quả cho thấy về cơ bản các CS tương đối phù hợp nhưng chưa đạt được tính hiệu lực và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, LA cũng chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình, trong đó những hạn chế chủ yếu của từng CS bộ phận đó là: Tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất sau DĐ ĐT còn diễn ra chậm; tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, để hoang hóa và không có hiệu quả; giao đất và cho thuê đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất còn chậm, thủ tục phức tạp; (2) Quy mô sản xuất, nuôi trồng cây trồng/vật nuôi có giá trị kinh tế cao còn nhỏ; quá trình sản xuất, nuôi trồng còn gặp khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh sản phẩm thấp; (3) Mức đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh ở khu vực NT thấp, thủ tục vay vốn phức tạp; cơ chế hỗ trợ còn thấp, chưa tạo sự hấp dẫn; (4) Mức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp, quản lý còn hạn chế, chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng kịp theo yêu cầu phát triển; (5) Đào tạo nghề nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu của các DN, chưa thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia học nghề. Đồng thời, LA đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của CS.
Thứ ba, dựa trên các luận cứ lý luận và thực tiễn về CS chuyển CCKTNT của một địa phương cấp tỉnh; những hạn chế và nguyên nhân của CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua cùng với quan điểm, mục tiêu và định hướng về chuyển dịch CCKTNT của tỉnh trong thời gian tới; LA đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện CS chuyển dịch CCKTNT của tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
Toàn văn luận án