Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Vân Anh
1. Tên đề tài: Nâng cao năng lực giảng viên tại các trường đại học thuộc bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Vân Anh
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Trần Hùng
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hoá
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Vân Anh
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Trần Hùng
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hoá
6. Những đóng góp mới của luận án:
6.1. Về lí luận
- Luận án đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực giảng viên và nâng cao năng lực giảng viên (NCNL); các yếu tố tác động đến nâng cao năng lực giảng viên trong các trường đại học.
- Luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm về việc nâng cao năng lực giảng viên một số nước trên thế giới để từ đó đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cho các trường đại học của Việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án đã trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của của các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH, phân tích quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo của các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH để từ đó tìm ra được những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến việc NCNL của giảng viên. Luận án đã khảo sát, điều tra để biết được thực trạng năng lực giảng viên và việc nâng cao năng lực giảng viên tại các trường. Qua đó, luận án đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc NCNL giảng viên.
- Luận án đã chỉ ra định hướng phát triển các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH tới năm 2025, tầm nhìn 2030. Hơn nữa, để đưa ra các giải pháp NCNL cho giảng viên, luận án đã đề xuất 3 mục tiêu và 4 nguyên tắc hoàn thiện. Đây là tiền đề cơ bản để đạt được mục đích nghiên cứu của luận án.
- Luận án đã đạt được mục tiêu cơ bản nhất là đưa ra các giải pháp NCNL giảng viên trong các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH theo 3 nhóm giải pháp là: Nhóm giải pháp về cơ chế và chính sách (bao gồm hoàn thiện công tác quy hoạch; hoàn thiện công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên; Xây dựng chế độ chính sách tạo động lực NCNL cho giảng viên); Nhóm giải pháp về chuyên môn và nghiệp vụ (bao gồm xây dựng khung năng lực tiêu chuẩn cho giảng viên; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên; Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho giảng viên; Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước); Nhóm giải pháp khác (bao gồm áp dụng KH&CN vào hoạt động quản lý ở các phòng ban chức năng; Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy; Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể,…). Các nhóm giải pháp đề xuất đều dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Trong mỗi giải pháp này có tính mới, kế thừa, thiết thực, đồng bộ, tận dụng được sức mạnh của những công nghệ mới và phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
- Luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện được tốt và phát huy tính hiệu quả của các nhóm giải pháp trên, đó là những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của Nhà nước; đối với các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH; Đối với đội ngũ giảng viên trong các trường đại học.
Toàn văn luận án
6.1. Về lí luận
- Luận án đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực giảng viên và nâng cao năng lực giảng viên (NCNL); các yếu tố tác động đến nâng cao năng lực giảng viên trong các trường đại học.
- Luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm về việc nâng cao năng lực giảng viên một số nước trên thế giới để từ đó đưa ra được một số bài học kinh nghiệm cho các trường đại học của Việt Nam.
6.2. Về thực tiễn
- Luận án đã trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của của các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH, phân tích quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo của các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH để từ đó tìm ra được những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến việc NCNL của giảng viên. Luận án đã khảo sát, điều tra để biết được thực trạng năng lực giảng viên và việc nâng cao năng lực giảng viên tại các trường. Qua đó, luận án đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc NCNL giảng viên.
- Luận án đã chỉ ra định hướng phát triển các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH tới năm 2025, tầm nhìn 2030. Hơn nữa, để đưa ra các giải pháp NCNL cho giảng viên, luận án đã đề xuất 3 mục tiêu và 4 nguyên tắc hoàn thiện. Đây là tiền đề cơ bản để đạt được mục đích nghiên cứu của luận án.
- Luận án đã đạt được mục tiêu cơ bản nhất là đưa ra các giải pháp NCNL giảng viên trong các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH theo 3 nhóm giải pháp là: Nhóm giải pháp về cơ chế và chính sách (bao gồm hoàn thiện công tác quy hoạch; hoàn thiện công tác tuyển dụng và sử dụng giảng viên; Xây dựng chế độ chính sách tạo động lực NCNL cho giảng viên); Nhóm giải pháp về chuyên môn và nghiệp vụ (bao gồm xây dựng khung năng lực tiêu chuẩn cho giảng viên; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giảng viên; Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cho giảng viên; Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước); Nhóm giải pháp khác (bao gồm áp dụng KH&CN vào hoạt động quản lý ở các phòng ban chức năng; Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy; Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể,…). Các nhóm giải pháp đề xuất đều dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Trong mỗi giải pháp này có tính mới, kế thừa, thiết thực, đồng bộ, tận dụng được sức mạnh của những công nghệ mới và phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
- Luận án đã đề xuất một số kiến nghị nhằm thực hiện được tốt và phát huy tính hiệu quả của các nhóm giải pháp trên, đó là những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của Nhà nước; đối với các trường đại học thuộc Bộ LĐTB&XH; Đối với đội ngũ giảng viên trong các trường đại học.
Toàn văn luận án