Luận án của nghiên cứu sinh Vũ Thị Hồng Hạnh (lần 2)
THÔNG TIN TÓM TẮT
VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Tên đề tài luận án: Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng mặt hàng chè của các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 9.34.01.21
4. Họ tên NCS: Vũ Thị Hồng Hạnh Mã NCS: 16BD0121001
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Văn Minh
Hướng dẫn 2: TS. Trần Thị Hoàng Hà
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: Luận án đã làm rõ về các vấn đề lý luận giá trị gia tăng, chuỗi cung ứng, nâng cao giá trị gia tăng chuỗi cung ứng hàng hóa từ các yếu tố của chuỗi và từ chủ thể doanh nghiệp tâm điểm điều hành chuỗi cung ứng chè tạo được nhiều giá trị gia tăng. Từ đó, áp dụng các định hướng chính sách, quan điểm phát triển vào nghiên cứu thực trạng nâng cao giá trị gia tăng chuỗi cung ứng mặt hàng chè. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao giá trị gia tăng chuỗi cung ứng chè tại các quốc gia Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc. Nhận diện điểm tương đồng, sự khác nhau, điểm hạn chế, lợi thế của các nước để đúc kết bài học nhằm nâng cao giá trị gia tăng chuỗi cung ứng mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam."
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Luận án đã làm rõ được thực trạng nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, thực trạng tham gia vào chuỗi cung ứng chè của Việt Nam, thực trạng giá trị gia tăng và mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao giá trị gia tăng và từ đó đưa ra được hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng cho mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để giải quyết vấn đề cấp bách hiện nay của mặt hàng chè là số lượng xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng thấp. Đánh giá thực trạng sản xuất chè ở Việt Nam nói chung và chè ở các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam nói riêng trên các lĩnh vực và nâng cao giá trị gia tăng từng khâu, toàn chuỗi cung ứng cho mặt hàng chè (bao gồm cả xuất khẩu và nội tiêu), đánh giá thị trường xuất khẩu và nội tiêu, phân tích chuỗi giá trị lợi nhuận, phân tích, đánh giá hiện trạng, điểm mạnh, tồn tại và mối liên kết của toàn chuỗi cung ứng, các nhân tố chi phối trong từng khâu, từng phân khúc của chuỗi cung ứng mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu sinh có có sở để nhận định các nhân tố tác động lớn đến nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng của mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, cụ thể: Nhân tố tiêu chuẩn chất lượng, Hoạt động Marketing, Liên kết, Doanh nghiệp, Nhà nước có ảnh hưởng cùng chiều và tích cực, nâng cao giá trị gia tăng chuỗi cung ứng mặt hàng chè.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Những giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng mặt hàng chè đến năm 2025 tầm nhìn tới 2030: (1) Các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng từng khâu trong chuỗi cung ứng mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam và giải pháp giải pháp nâng cao giá trị gia tăng toàn chuỗi cung ứng mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam gồm giải pháp liên quan đến mô hình chuỗi cung ứng, giải pháp quản lý hoạt động của chuỗi cung ứng mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. (2) đề xuất một số kiến nghị khác nâng cao giá trị gia tăng chuỗi cung ứng mặt hàng chè các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam."
Luận án sẽ là nguồn tư liệu quý báu phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, cũng như công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng và các ngành khoa học có liên quan. Kết quả nghiên cứu luận án có thể phục vụ nghiên cứu của các đơn vị sản xuất và kinh doanh mặt hàng chè trong việc nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh doanh của mình.